Mỗi ngày, trên thế giới và ở Việt Nam có hàng loạt các công ty mới, doanh nghiệp trẻ được thành lập. Để cạnh tranh thành công trong môi trường hiện nay là điều rất khó khăn đối với các Startup. Cùng Sabay tìm hiểu các sai lầm Startup thường gặp phải khi khởi nghiệp qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Không thành lập doanh nghiệp
Khi bắt đầu kinh doanh như một loại hình doanh nghiệp, công ty bạn sẽ có lợi hơn khi kinh doanh nhỏ lẻ. Bởi khi thành lập doanh nghiệp, các vấn đề về giới hạn trách nhiệm cũng như vấn đề về tài sản cá nhân của các thành viên đồng sáng lập sẽ được bảo vệ một cách an toàn.
Bên cạnh đó, việc thành lập công ty giúp bạn kêu gọi vốn thành công. Các ngân hàng và tổ chức vay vốn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần vay vốn cho các doanh nghiệp Startup.
Không thực hiện các thỏa thuận rõ ràng với nhà đồng sáng lập
Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có những hợp đồng thỏa thuận rõ ràng với các đối tác, nhà đồng sáng lập. Việc thỏa thuận ngay từ đầu sẽ tránh những tranh chấp phát sinh khi làm việc. Một số tranh chấp thường xảy ra giữa những người đồng sáng lập với nhau như: không đồng thuận trong ý tưởng phát triển sản phẩm, mô hình công ty, nguồn nhân lực, kêu gọi vốn,…
Bằng cách đưa ra thỏa thuận ngay từ ban đầu, có sự ký kết rõ ràng của các thành viên, việc tranh chấp trong kinh doanh sẽ không còn là nỗi lo đối với nhà sáng lập. Nhờ đó, đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ đi theo hướng chung và có lợi cho tất cả các bên.
Một số lưu ý cần chú ý khi thỏa thuận hợp đồng:
- Cổ phần sở hữu của từng thành viên góp vốn vào trong công ty
- Mục tiêu đi kèm tầm nhìn phát triển của công ty, thống nhất sản phẩm, dịch vụ chủ lực của công ty
- Thống nhất và nêu cụ thể nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của từng thành viên trong ban quản trị.
- Xác định cụ thể cách thức giải quyết cổ phần và các vấn đề liên quan đến quyền lợi khi có một trong ai thuộc thành viên đồng sáng lập rời đi.
Không tuân thủ luật doanh nghiệp khi chuyển sở hữu cổ phần
Khởi nghiệp với số vốn từ nhiều nhà đồng sáng lập, khi công ty có lời, việc chia doanh thu dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng khi gặp những sai lầm trong kinh doanh thường rất dễ xảy ra tranh cãi, chia rẽ nội bộ công ty.
Để tránh điều này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu luật doanh nghiệp ra đời 2014 và có hiệu lực vào tháng 7 năm 2015. Bộ luật có những điều khoản giải quyết các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần của công ty cho các thành viên của một bên khác.
Khi có nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình chuyển sở hữu cổ phần, doanh nghiệp có thể thuê luật sư riêng để tư vấn và giải đáp.
Thiếu giấy tờ, hợp đồng cho nhân viên
Một sai lầm khi bắt đầu Startup chính là thiếu giấy tờ, hợp đồng cho nhân viên. Khi thành lập doanh nghiệp, nhà sáng lập phải làm việc rõ ràng, rành mạch từ ban quản trị, cho tới các bộ phận phòng ban trong công ty.
Bên cạnh đó, các nhân viên cần có thêm các hợp đồng về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, hợp đồng thỏa thuận giữ bí mật,…
Việc rõ ràng các hợp đồng, giấy tờ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý hệ thống nhân viên. Ngược lại, nhân viên sẽ không có căn cứ khởi kiện doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra.
Không kết hợp giữa sản phẩm với các kênh thương mại điện tử
Hiện nay nhà nhà, người người đều chọn thương mại điện tử. Chớp lấy thời gian để sớm triển khai các sản phẩm lên các trang kinh doanh điện tử, vừa là bước đi khôn ngoan giúp tiết kiệm hàng loạt chi phí Marketing.
Kênh thương mại điện tử là nơi tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên và bùng nổ nhất hiện nay. Khi xây dựng doanh nghiệp startup, nhà sáng lập nên chọn cái mới, dẫn đầu trong việc phát triển các sản phẩm gắn liền với nhu cầu của người mua hàng.
Sự kết hợp đầu tư giữa các cửa hàng và trang thương hiệu mại điện tử sẽ mang đến thành công có các doanh nghiệp Startup.
Không có người tư vấn pháp luật chính xác khi khởi nghiệp
Thành lập và xây dựng doanh nghiệp đòi hỏi cần nhiều thủ tục. Các doanh nghiệp startup phải có người tư vấn để giúp hoàn thiện các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp. Cũng như soạn thảo các bản hợp đồng riêng nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả thành viên trong công ty.
Nhưng các startup lại thường xuyên ít quan tâm đến điều này, đây được xem như điểm yếu hay hơn là sai lầm thường mắc phải của hầu hết các doanh nghiệp mới bước đầu khởi nghiệp.
Không hiểu rõ về thuế và khai đóng thuế
Đã làm kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp, bắt buộc phải đóng thuế. Hiện nay có vô số loại thuế khác nhau, nếu không am hiểu về lĩnh vực này, các công ty có thể thuê trung gian để tư vấn và đóng thuế đúng quy định của Nhà nước.
Các loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải đóng:
- Lệ phí môn bài
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế tài nguyên
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
>>> Xem thêm: Cho thuê văn phòng ảo giá rẻ – chỉ từ 10$/m2
Kết luận
Trên đây là những khó khăn mà các doanh nghiệp Startup gặp phải khi mới thành lập. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với đọc giả. Theo dõi Sabay để cập nhật những kiến thức khác bạn nhé!
Địa chỉ: SABAY BUILDING
Hotline: 0931791122
SABAY OFFICE – 11A Hồng Hà, P.2, Q. TB
SABAY OFFICE – 05 Đồng Nai, P.2, Q. TB