5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

Để bắt đầu kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, đăng ký thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu của mọi cá nhân, tổ chức. Chỉ với 5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp đơn giản, doanh nghiệp bạn đã có thể đăng ký và bắt đầu quá trình kinh doanh của mình. Cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực mua bán, trao đổi, giao dịch,…Một doanh nghiệp hợp pháp là doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản và trụ sở hoạt động. Để được cho phép hoạt động, các doanh nghiệp phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh. Từ đó cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ để sinh lời. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận. 

Mỗi doanh nghiệp hoạt đồng đều có những đặc điểm riêng biệt. Một số đặc điểm tiêu biểu của các doanh nghiệp như:

  • Doanh nghiệp có tính hợp pháp: Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép thành lập donah nghiệp. Khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp mới được phép hoạt động. Việc hoạt động của doanh nghiệp sau này sẽ được pháp luật bảo họ và chịu ràng buộc bới quy định, pháp lý của nhà nước.
  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thường xuyên: Đa phần các doanh nghiệp đều hoạt động để có lợi nhuận. Bằng cách cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận, không vì mục đích kiếm tiền mà hướng đến cộng đồng nhiều hơn. Một số doanh nghiệp phải kể đến như: doanh nghiệp về điện nước, vệ sinh,…
  • Doanh nghiệp có tính tổ chức: Tính tổ chức thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo  tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.

>>> Xem thêm: Cách tính tiền điện khi thuê văn phòng

Phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân theo quy định pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH MTV

Loại hình doanh nghiệp này do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ (gọi là chủ sở hữu). Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.

Về phát hành chứng khoán. Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.

Về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công ty TNHH MTV
Công ty TNHH MTV

Công ty cổ phần

Công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty cổ phần
Công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

  • Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh

Công ty 100% vốn nước ngoài

Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà trong đó có các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Công ty 100% vốn nước ngoài có thể do một tổ chức, một cá nhân hoặc có thể do nhiều tổ chức, nhiều cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập và hoạt động.

Công ty 100% vốn nước ngoài hoàn toàn do người nước ngoài quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý “vòng ngoài” thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra việc chấp hành pháp luật Việt Nam, chứ không can thiệp vào việc tổ chức quản lý nội bộ công ty.

Công ty 100% vốn nước ngoài
Công ty 100% vốn nước ngoài

>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn ánh sáng trong thiết kế văn phòng

5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp

Bước đầu tiên trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp chính là lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, có tổng cộng 4 loại hình doanh nghiệp khác nhau đang hoạt động trên thị trường. Tùy vào tinh hình thực tế của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm loại hình sau đây:

  • Công ty tránh nhiệm hữu hạn
  • Doanh nghiệp cổ phần
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp hợp danh

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, cách đơn giản nhất là dựa theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty. Ví dụ, nếu chỉ có một người thì có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH Một thành viên.

5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp
5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi xác định loại hình doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh, các cá nhân đăng ký cần xác định tên công ty cũng như nơi đặt trụ sở. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Sau tất cả, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ khẩu của các thành viên, cổ đông sáng lập doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất các hồ sơ, doanh nghiệp nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Thời gian nộp hồ sơ là từ 03 – 05 ngày.

Bước 3: Khắc con dấu doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty tiến hành khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh khắc dấu.

Thời gian thực hiện: 01 ngày.

5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp
5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 4: Công bố mẫu dấu đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: 01 ngày. Sau 03 ngày kể từ ngày công bố, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách dự tính diện tích khi thuê văn phòng

Kết luận

Trên đây là 5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo dõi Sabay để biết thêm các thông tin hữu ích bạn nhé!

——————————————————

???? Địa chỉ: SABAY BUILDING

???? Hotline: 0931791122

5/5 - (1722 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP