Để quyết toán thuế thu nhập cho cơ quan thuế, đăng ký mã số thuế cá nhân là điều bắt buộc đối với người lao động. Bạn chưa biết cách đăng ký mã số thuế cá nhân? Cùng Sabay tìm hiểu các bước đơn giản qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Mã số thuế cá nhân là gì?
Mã số thuế cá nhân là dãy số mà mỗi cá nhân được cấp một lần với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập với tổng cục thuế. Việc đăng ký để cấp mã số thuế cá nhân được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập, hoặc tại cơ quan thuế.
- Trường hợp cá nhân đang làm việc tại một doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động.
- Trường hợp những cá nhân có thu nhập tự do thì lao động sẽ tự đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
Những lợi ích người có mã số thuế được hưởng:
- Được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định
- Những người có mã số thuế cá nhân được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 10%; với người chưa có mã số thuế thì mức trừ sẽ là 20% cho khoản thu nhập vãng lai.
- Giảm thuế nếu bị thiên tai, tai nạn bất ngờ hay mắc các bệnh hiểm nghèo
- Trường hợp số tiền thuế bị khấu trừ mỗi tháng nhiều hơn số tiền thực sự phải nộp; thì người có mã số thuế cá nhân sẽ được hoàn lại số tiền thừa.
>>> Xem thêm: Tìm văn phòng ảo qua dịch vụ môi giới có uy tín không?
Xin cấp mã số thuế cá nhân có bắt buộc hay không?
Dựa vào quy định pháp luật thì bất kể người lao động có thu nhập bao nhiêu đi chăng nữa, miễn là có thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công thì bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động trước lúc thực hiện quyết toán thuế.
Trường hợp người lao động không đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ bị mất khá nhiều quyền lợi. Bên cạnh đó, theo Thông tư 166/2013/TT-BTC, trường hợp cố tình không đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động sẽ chịu mức phạt lên đến 2.000.000 đồng. Mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế quá thời hạn từ 1 – 10 ngày, nếu xuất hiện tình tiết giảm nhẹ
- Phạt 700.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp nội hồ sơ đăng ký mã số thuế quá thời hạn 1 – 30 ngày, nếu xuất hiện tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt ít nhất 400.000 đồng
- Phạt 1.400.000 – 2.000.000 đồng đối với trường hợp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế quá thời hạn trên 30 ngày, nếu xuất hiện tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tối thiểu 800.000 đồng
Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân rất dễ thực hiện
Đăng ký mã số thuế cá nhân bằng hình thức online
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin của Tổng cục Thuế
Ở bước 1, bạn hãy truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế thông qua đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống
Để tiến hành đăng ký mã số thuế cá nhân cho nhân viên trong doanh nghiệp thì bạn nhấn chọn ô “Doanh nghiệp” ở bên phải màn hình. Trường hợp mà cá nhân tự đăng ký cho mình thì nhấn chọn vào ô “Cá nhân”.
Tiếp theo ở bước 2, hệ thống sẽ bắt đầu hiển thị giao diện “Đăng nhập hệ thống”. Khi ấy, bạn chỉ cần điền đầy đủ “Tên đăng nhập”, “Mật khẩu” và lựa chọn “Đối tượng” là “Người nộp thuế”.
>>> Xem thêm: 4 kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thi công nội thất văn phòng
Bước 3: Nhấn chọn vào chức năng “Đăng ký thuế”
Sau khi đã đăng nhập thành công vào hệ thống đăng ký mã số thuế cá nhân, trên giao diện chính của trang, bạn nhấn chọn chức năng “Đăng ký thuế” rồi chọn tiếp tục phần “Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQT”, sau đó thực hiện thao tác nhấn chọn hồ sơ “05-ĐK-TH-TCT”.
Bước 4: Điền đầy đủ và chi tiết thông tin tờ khai đăng ký mã số thuế cá nhân và tiến hành nộp tờ khai
Hoàn thành xong hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân thứ 3 thì giao diện “Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập” sẽ hiển thị. Việc của bạn lúc này là điền đầy đủ thông tin cần thiết để hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân.
- Tích vào ô “Đăng ký thuế”
- Nhập thật chính xác toàn bộ thông tin của nhân viên cần đăng ký mã số thuế. Nếu muốn đăng ký cho số lượng từ 2 người trở lên, bạn có thể nhấn chọn ô “Thêm dòng”
- Tiến hành điền sao cho đúng “Ngày ký” và điền tên giám đốc doanh nghiệp vào mục “Người đại diện pháp luật”
- Nhấn ô “Hoàn thành kê khai”, nhấn tiếp “Nộp hồ sơ đăng ký thuế” để hoàn thành thao tác đăng ký mã số thuế cá nhân
Thông thường, kết quả đăng ký mã số thuế sẽ trả về trong vòng 20 phút. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra kết quả bằng cách nhấn chọn chức năng “Đăng ký thuế” rồi nhấn chọn “Tra cứu hồ sơ”.
>> Xem thêm: Có nên thuê nhà nguyên căn làm văn phòng không?
Đăng ký mã số thuế cá nhân bằng hình thức trực tiếp tại cơ quan thuế
Theo điều b khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, các cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân mà không thông qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế, thì người nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan như sau:
a. Cá nhân nộp tại cục thuế nơi cá nhân làm việc. Trường hợp này áp dụng cho cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT;
- Bản sao Thẻ CCCD hoặc bản sao CMND còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
b. Cá nhân nộp tại cục thuế nơi phát sinh công việc. Trường hợp này áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.
Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký như trường hợp (a);
- Trong trường hợp cá nhân người nước ngoài không cư trú tại VN thì phải bổ sung bản sao văn bản bổ nhiệm của tổ chức sử dụng lao động.
c. Cá nhân nộp tại chi cục thuế khu vực nơi cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với cá nhân đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế.
Trường hợp áp dụng:
- Cá nhân có nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa có mã số thuế;
- Cá nhân có hoạt động chuyển nhượng bất động sản chưa có mã số thuế;
- Cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thu phát sinh không thường xuyên gồm: Lệ phí trước bạ, chuyển nhượng vốn và các khoản thu phát sinh không thường xuyên khác chưa có mã số thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu là hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp hồ sơ khai thuế chưa có bản sao các giấy tờ còn hiệu lực của cá nhân (bao gồm: Thẻ CCCD hoặc CMND đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; Hộ chiếu đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài) thì người nộp thuế phải gửi kèm một trong các loại giấy tờ này cùng với hồ sơ khai thuế.
Trường hợp cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện liên thông thì cơ quan thuế căn cứ vào phiếu chuyển thông tin của cơ quan quản lý nhà nước gửi đến nếu không có hồ sơ khai thuế.
d. Cá nhân nộp tại cục thuế nơi cá nhân cư trú đối với các trường hợp khác.
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT;
- Bản sao CCCD hoặc bản sao CMND còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Kết luận
Trên đây là thông tin về mã số thuế cá nhân và các cách đăng ký mã số thuế cá nhân đối với các cá nhân khác nhau. Hy vọng những tin tức mà Sabay chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện hồ sơ và giấy tờ. Theo dõi Sabay để cập nhật những thông tin mới về doanh nghiệp!
——————————————————
Địa chỉ: SABAY BUILDING
Hotline: 0931791122