Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2023

Hộ kinh doanh cá thể là gì? Làm thế nào để đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Thủ tục đăng ký mới nhất năm 2023 như thế nào? Cùng Sabay tìm hiểu ngay!

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình kinh doanh nhỏ ở Việt Nam, thường được tạo nên bởi một nhóm cá nhân hoặc các hộ gia đình để mở một doanh nghiệp nhỏ. Người đăng ký hộ kinh doanh cá thể là công dân Việt Nam từ trên 18 tuổi, có hành vi năng lực đầy đủ. Hộ kinh doanh cá thể còn được gọi là hộ kinh doanh hộ gia đình hoặc hộ kinh doanh tư nhân.

Hộ kinh doanh cá thể thường hoạt động trong các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, sản xuất, vận chuyển, v.v. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ và thường có số lượng nhân viên ít hoặc không có nhân viên.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể bao gồm những đặc điểm sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân;
  • Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể phải là hộ gia đình/cá nhân/thành viên có quốc tịch Việt Nam;
  • Hộ kinh doanh cá thể không có giới hạn về số lượng lao động được sử dụng;
  • Hộ kinh doanh cá thể có quyền thuê người quản lý việc kinh doanh của mình;
  • Hộ kinh doanh cá thể cần đóng các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài,…
  • Hộ kinh doanh cá thể chỉ được dùng hóa đơn bán hàng, không được sử dụng hóa đơn đỏ VAT.

Hiện nay, số lượng hộ kinh doanh cá thể tại nước ta đã đạt hơn 5.14 triệu. Đây là một con số khá lớn, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho hơn 8 triệu lao động, đem về doanh thu 2000 tỷ đồng hằng năm. Để thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn có thể theo dõi những nội dung sau của chúng tôi.

>>> Xem thêm: Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều kiện cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể

Theo Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, điều kiện cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh đã thành lập và hoạt động dựa theo quy định nghị định 01/2021/NĐ-CP. Điều kiện được phép cấp giấy chứng nhận đăng ký bao gồm:

  • Hộ kinh doanh cá thể hoạt động tại các ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của hộ kinh doanh được đặt đúng theo quy định tại điều 88 Nghị định 01/2021;
  • Hộ kinh doanh có hồ sơ đăng ký hợp lệ;
  • Hộ kinh doanh nộp đầy đủ lệ phí theo quy định pháp luật.

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

– Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có giá trị pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

* Lưu ý: Trong trường hợp hộ kinh doanh đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh từ ngày đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện. 

– Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

– Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể
Điều kiện cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2023

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Mẫu đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2023: mau-dang-ky-ho-kinh-doanh

Quy trình đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mục 3.1) gồm giấy phép kinh doanh hộ cá thể mới nhất.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền.

Chủ hộ kinh doanh trực tiếp nộp hồ sơ/uỷ quyền nộp hồ sơ đến cá nhân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc UBND huyện/quận nơi đăng ký địa điểm kinh doanh chính của HKD.

Bước 3: Xét duyệt, bổ sung và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh.

  • Hộ kinh doanh chờ tin từ chuyên viên xét duyệt và bổ sung giấy tờ nếu có yêu cầu.
  • Hồ sơ được xử lý và được xét duyệt bởi lãnh đạo phòng, sau đó chuyển sang lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt, cuối cùng chuyển đến Bộ phận tiếp nhận rồi trả cho hộ kinh doanh.
  • Sau khi nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và chính thức được hoạt động cá thể.

Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cho người đăng ký. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho cá nhân nộp đơn nội dung cần chỉnh sửa/bổ sung dưới dạng văn bản.

Nếu sau 3 ngày làm việc, người nộp đơn không nhận được thông báo sửa đổi/bổ sung từ cơ quan chức năng hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

* Lưu ý: Ngoài hình thức nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, đơn vị đăng ký có thể tiến hành điền thông tin trực tiếp trên Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến thông qua website: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html 

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký logo mới nhất năm 2023

Lưu ý khi đăng ký hộ cá thể

So với đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hình thức ít gò bó hơn. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký hộ cá thể, bạn cũng sẽ gặp một ít cản trở.

Có cách nào để giải quyết những rắc rối trong lúc thực hiện thủ tục hồ sơ hay không? Câu trả lời là “CÓ”.

Sabay đã tổng hợp cho bạn một số những lưu ý cần thiết khi đăng ký hộ cá thể, cùng xem ngay:

Lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Lưu ý về đối tượng đăng ký

Theo quy định của điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP, đối tượng có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia định, là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lệ.

Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, dù cơ sở kinh doanh đã không còn hoạt động, chưa giải thể thì người này không thể tiếp tục đứng tên trên hộ kinh doanh mới.

Lưu ý về cách đặt tên hộ cá thể

Về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể, chủ hộ cần lưu ý những điểm sau:

  • Tên hộ kinh doanh cá thể bao gồm 2 thành tố: Hộ kinh doanh + tên riêng của hộ kinh doanh
  • Tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ “công ty” hay “doanh nghiệp”, tránh nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp khác.
  • Tên hộ kinh doanh không được trùng với tên của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
  • Tên hộ kinh doanh không được sử dụng tiếng anh. Nếu sử dụng phải có dấu chấm đi kèm giữa các chữ. (Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y)

Đối với những cửa hàng buôn bán tự phát chưa thông qua việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể, khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì tên cửa hàng cũ có thể thay đổi hoặc không.

  • Tên hộ kinh doanh phải thay đổi trong trường hợp tên cửa hàng đã trùng với một hộ kinh doanh khác đã đăng ký trước.
  • Tên hộ kinh doanh không cần thay đổi nếu chưa có hộ kinh doanh nào đăng ký trước và sử dụng tên đó.

Để chắc chắn tên hộ kinh doanh của mình có được chấp thuận hay không thì hộ kinh doanh chỉ cần nộp hồ sơ lên UBND quận/huyện để làm rõ.

Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng chỉ được chọn 1 địa điểm để đăng ký trụ sở. Ngoài ra, hộ kinh doanh phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại/

Trường hợp địa điểm kinh doanh là nhà thuê, nhà mượn, chủ hộ kinh doanh phải xác minh rõ tại địa điểm này đã có ai thành lập hộ kinh doanh hay chưa? Nếu có, đã giải thể hay chưa?

Trường hợp có hộ kinh doanh đã đăng ký mà chưa giải thể, thì chủ nhà có thể đến UBND quận/huyện để yêu cầu giải thể. Lý do giải thể: chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi, không còn hoạt động ở đây.

Bên cạnh đó, địa điểm đăng ký kinh doanh không được là chung cư, trừ trường hợp hộ kinh doanh với mục đích cho thuê nhà để ở.

Ngoài ra, địa chỉ đăng ký kinh doanh đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.

Lưu ý về vốn điều lệ của hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay, pháp luật không có quy định số vốn cụ thể đối với Hộ kinh doanh cá thể. Số vốn điều lệ sẽ tùy thuộc vào khả năng của từng người và quy mô hộ kinh doanh.

Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:

  • Vốn cao hay thấp;
  • Địa điểm kinh doanh thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

Lưu ý về số lượng lao động của hộ kinh doanh

Theo nghị định 01/221/NĐ-CP, không có giới hạn đối với số lượng lao động của hộ kinh doanh.

Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh được phép đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Hộ kinh doanh được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Hộ kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt độn của mình.

Muốn kinh doanh ngành nào thì khi đăng ký thành lập, ghi ngành nghề, nghề đó trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoặc lựa chọn mã ngành nghề muốn đăng ký nếu làm thủ tục đăng ký online.

Kết luận

Với những thông tin nêu trên, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về Hộ kinh doanh cá thể và các thủ tục liên quan đến hộ kinh doanh cá thể. Theo dõi Sabay để cập nhật tin tức hữu ích!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (103 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP