Hóa đơn giá trị gia tăng là gì? Chúng có thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp? Cùng Sabay tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Hóa đơn trị giá gia tăng (GTGT) là một loại hóa đơn được sử dụng để ghi nhận các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ chịu thuế, đồng thời cũng là cơ sở để tính và khai báo thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Thuế GTGT tại Việt Nam, các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ chịu thuế phải cung cấp hóa đơn trị giá gia tăng cho khách hàng của mình. Hóa đơn trị giá gia tăng cần ghi rõ thông tin về người bán, người mua, mặt hàng, số lượng, giá cả, tỷ lệ thuế GTGT và số tiền thuế GTGT.
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp phải tính toán và đóng thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Thuế GTGT là một loại thuế gián tiếp, được tính trên giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ, với mức thuế được quy định là 5% hoặc 10%.
Các doanh nghiệp và cá nhân phải khai báo và đóng thuế GTGT theo định kỳ và trình cơ quan thuế địa phương để thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến thuế GTGT.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu mẫu dấu công ty chi tiết 2023
Đặc điểm của hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng (VAT invoice) là một loại hóa đơn ghi nhận các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ chịu thuế và là cơ sở để tính và khai báo thuế giá trị gia tăng (VAT). Đặc điểm của hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm:
- Bắt buộc phải có: Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ chịu thuế phải cung cấp hóa đơn trị giá gia tăng cho khách hàng của mình.
- Thông tin chi tiết: Hóa đơn giá trị gia tăng cần ghi rõ thông tin về người bán, người mua, mặt hàng, số lượng, giá cả, tỷ lệ thuế GTGT và số tiền thuế GTGT.
- Phải đúng quy định pháp luật: Hóa đơn giá trị gia tăng phải đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật về hóa đơn, thuế GTGT và các quy định liên quan.
- Giúp quản lý tài chính và thuế: Hóa đơn giá trị gia tăng là cơ sở để tính toán và đóng thuế GTGT, giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân có thể quản lý tài chính và đáp ứng các nghĩa vụ thuế đúng thời hạn.
- Tính minh bạch và chính xác: Hóa đơn giá trị gia tăng là tài liệu chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ chịu thuế giữa người bán và người mua. Hóa đơn giá trị gia tăng giúp tăng tính minh bạch và chính xác trong giao dịch kinh doanh.
Quy định về hóa đơn giá trị gia tăng
Đối với hóa đơn đầu ra
Hóa đơn đầu ra được lập theo quy định và giao cho khách hàng khi doanh nghiệp bán hàng hóa/ dịch vụ. Hóa đơn này được lập ngay khi cung cấp hàng hóa/dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất hóa đơn GTGT hợp lý, chặt chẽ theo quy định của pháp luật thì hóa đơn đó mới được chấp nhận.
Chứng từ cần thiết đối với hóa đơn GTGT
- Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa (Hợp đồng mua bán hàng hoá), trong trường hợp Hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra);
- Phiếu xuất kho; phiếu nhập kho đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
- Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Một số lưu ý đối với GTGT đầu ra
- Trong các văn bản và chứng từ cần ký, doanh nghiệp phải ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định.
- Hóa đơn GTGT chỉ được xuất đối với các hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch & đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
- Khi xuất hóa đơn, doanh nghiệp phải điền đúng mức thuế xuất áp dụng theo quy định của Bộ tài chính đối với các hàng hóa/dịch vụ đó. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.
- Để kiểm tra thông tin về bạn hàng của mình, doanh nghiệp có thể vào trang web của Sở kế hoạch & đầu tư hoặc vào website Tổng cục thuế.
- Mỗi tháng, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra định kỳ để tránh bỏ sót các hóa đơn. Hóa đơn bị bỏ sót cần phải bổ sung và kê khai nộp thuế ngay.
Đối với hóa đơn đầu vào
Hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên
Điều kiện bắt buộc với hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số lưu ý cụ thể:
- Hóa đơn được thanh toán làm nhiều lần: Khi thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
- Đối với hóa đơn mua cùng trong một ngày: Trường hợp trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do đó cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày cần rà soát tránh trường hợp số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng.
- Chuyển tiền qua ngân hàng: Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Tài khoản chuyển khoản thanh toán phải được đăng ký theo mẫu 08 với cơ quan thuế theo qui định tại Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 18/12/2013.
- Thời điểm thanh toán: Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.
Một số lưu ý đối với GTGT đầu vào
Đối với tài sản cố định là ô tô chờ người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch,…) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó sẽ không được khấu trừ, những nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.
Hóa đơn thuê văn phòng của cá nhân
Nếu tổng số tiền thuê trong năm từ 100 triệu đồng trở lên, thì bên cho thuê phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng xuất cho bên thuê. Hóa đơn này là hóa đơn trực tiếp nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Hóa đơn đầu vào của dự án
Nếu ở thời điểm quyết toán, dự án bị doanh nghiệp hủy bỏ thì phần thuế GTGT đầu vào của dự án đó sẽ không được chấp nhận, kế toán nên chuyển các chi phí đó sang những dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để không bị loại chi phí này.
Khi bị mất hóa đơn đầu vào
Nếu bị mất hóa đơn đầu vào, kế toán phải photo lại liên 1, xin xác nhận của bên bán, gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số BC21/AC ban hành kèm Thông tư số 39/2014/TT-BTC, sau đó nộp phạt theo quy định thì hóa đơn đó mới được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam
Kết luận
Theo dõi Sabay để cập nhật tin tức hữu ích!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 05 Cửu Long, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM