Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Khi kinh doanh trong các ngành nghề có điều kiện tại Việt Nam, ngoài giấy phép đăng ký doanh nghiệp, bạn bắt buộc phải có thêm giấy phép kinh danh. Đây là loại giấy phép kinh doanh có điều kiện do cơ quan chức năng cấp, nhằm đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng đủ tiêu chuẩn về pháp lý, chuyên môn, và cơ sở vật chất trước khi hoạt động.

Cùng Sabay tìm hiểu khái niệm giấy phép kinh doanh là gì cùng những thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép qua các chia sẻ sau. 

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh hay còn gọi là giấy phép con, là văn bản pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp để được phép thực hiện một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam.

Đây là một trong những hồ sơ pháp lý bắt buộc khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, bất kể bạn là hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, hay doanh nghiệp tư nhân.

Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là gì?

Đặc điểm của GPKD

  • Được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Sở Y tế, Sở Công Thương, Bộ chuyên ngành…).
  • Chỉ cấp sau khi doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bắt buộc phải có nếu kinh doanh trong các lĩnh vực có điều kiện như: thực phẩm, y tế, giáo dục, vận tải, bảo vệ…
  • Mỗi ngành nghề có điều kiện và hồ sơ cấp phép riêng, theo quy định pháp luật.
  • Có thời hạn sử dụng, cần gia hạn hoặc xin cấp mới khi hết hạn.
  • Được cấp dưới nhiều hình thức: giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, chứng chỉ hành nghề…

>>> Xem thêm: Quy trình thành lập doanh nghiệp mới nhất 2025 (phần 1)

Khi nào bạn cần có giấy phép con?

Bạn cần xin giấy phép con trong các trường hợp sau:

  • Kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo danh mục pháp luật quy định
  • Giấy phép kinh doanh cụ đã hết hiệu lực hoặc bị mất

Nếu không có giấy phép con, doanh nghiệp có thể bị:

  • Thu hồi giấy phép kinh doanh
  • Đình chỉ hoạt động
  • Xử phạt hành chính theo quy định pháp luật hành chính hiện hành

Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những lĩnh vực mà pháp luật quy định phải đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh cụ thể thì cá nhân, tổ chức mới được phép hoạt động. Điều này nhằm đảm bảo an toàn xã hội, trật tự công cộng, an ninh quốc gia và quyền lợi người tiêu dùng.

Để được hoạt động, doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh phải xin giấy phép con – đây là loại giấy phép hoạt động bổ sung ngoài giấy phép kinh doanh thông thường.

Theo Luật Đầu tư 2020 và các Nghị định hướng dẫn, Việt Nam có hơn 200 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một số nhóm ngành phổ biến gồm:

  • An ninh, quốc phòng: Kinh doanh thiết bị giám sát, súng thể thao
  • Y tế – giáo dục: Mở phòng khám, nhà thuốc, trung tâm giáo dục
  • Tài chính – ngân hàng: Kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán, bảo hiểm
  • Xây dựng – bất động sản: Dịch vụ môi giới nhà đất, thẩm định giá
  • Thực phẩm – đồ uống: Nhà hàng, sản xuất nước đóng chai, quán bar
  • Dịch vụ vận tải: Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe tải, taxi
Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Để biết được ngành nghề mình đang kinh doanh có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, doanh nghiệp có thể tra cứu trực tiếp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các bước tra cứu cụ thể như sau:

Bước 1: Truy cập trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Tạo giao diện trang chủ, bạn tìm và chọn mục “NGÀNH NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN”

Tại đây, trang web sẽ hiển thị tất cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Những ngành nghề này sẽ được chia theo từng lĩnh vực, bạn có thể tìm kiếm ngành nghề của mình tại thanh tìm kiếm hoặc tại các lĩnh vực thuộc ngành nghề mình đang kinh doanh. 

Bước 3: Khi chọn ngành nghề mình muốn kinh doanh, bạn sẽ nhìn thấy tổng hợp tất cả những điều kiện để kinh doannh ngành nghề đó. 

Tại góc phải trang web sẽ hiển thị những căn cứ pháp lý cho các điều kiện trên, bạn có thể tra cứu VBPL theo các căn cứ này để có thông tin về hồ sơ, điều kiện và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cùng thủ tục đăng ký giấy phép.

Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Hồ sơ xin cấp giấy phép con

Tùy từng loại giấy phép, hồ sơ xin cấp phép có thể khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản gồm các nhóm tài liệu:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện (theo mẫu quy định);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc hộ kinh doanh, tùy loại hình);
  • Bản điều lệ công ty (áp dụng với công ty TNHH, cổ phần);
  • Phương án kinh doanh dự kiến phù hợp với ngành nghề đăng ký;
  • Bản sao công chứng hoặc bản chụp kèm bản gốc của CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập;
  • Tài liệu chứng minh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của người trực tiếp điều hành ngành nghề kinh doanh có điều kiện (ví dụ: bằng cấp, chứng chỉ hành nghề…);
  • Các giấy tờ pháp lý khác theo yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề (như giấy xác nhận an toàn PCCC, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP, văn bản chấp thuận của cơ quan chuyên ngành…).
Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Quy trình xin cấp giấy phép con

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định

Doanh nghiệp cần xác định rõ ngành nghề dự kiến kinh doanh có thuộc diện phải xin giấy phép con hay không. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép theo đúng yêu cầu pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến tại cơ quan quản lý nhà nước được phân cấp theo ngành.

Sau khi tiếp nhận, cơ quan sẽ cấp biên nhận hồ sơ và thông báo thời hạn xử lý.

Bước 3: Nhận giấy phép con và bắt đầu hoạt động

Nếu hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh, cơ quan cấp phép sẽ cấp giấy phép hoạt động, cho phép doanh nghiệp triển khai hoạt động trong lĩnh vực đăng ký.

Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận.

Cơ quan cấp phép và thời hạn hiệu lực của từng loại GPKD

Cơ quan cấp phép các loại giấy phép con phổ biến

Mỗi ngành nghề có một hoặc nhiều giấy phép hoạt động chuyên biệt. Doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh cần xác định đúng cơ quan nộp hồ sơ xin cấp phép để tránh sai sót, chậm trễ hoặc bị trả hồ sơ.

Lĩnh vực kinh doanhLoại giấy phép con cần cóCơ quan cấp phép
Thực phẩm – đồ uốngGiấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩmChi cục ATVSTP, Sở Y tế
Giáo dục – đào tạoGiấy phép hoạt động giáo dụcSở Giáo dục và Đào tạo
Khám chữa bệnh – dược phẩmChứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động y tếSở Y tế, Bộ Y tế
Vận tải hành khách – hàng hóaGiấy phép kinh doanh vận tảiSở Giao thông Vận tải
An ninh – bảo vệGiấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tựCông an tỉnh/thành phố
Spa – thẩm mỹ viện – xăm hìnhChứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt độngSở Y tế hoặc phòng y tế cấp quận/huyện
Dịch vụ việc làm – môi giới lao độngGiấy phép hoạt động dịch vụ việc làmSở Lao động – Thương binh và Xã hội

Khi bạn xin giấy phép kinh doanh cá nhân hoặc đăng ký giấy phép kinh doanh công ty, nếu ngành nghề thuộc danh mục có điều kiện, bạn phải hoàn thiện cả giấy phép con thì mới được phép hoạt động hợp pháp.

Cơ quan cấp phép và thời hạn hiệu lực của từng loại GPKD
Cơ quan cấp phép và thời hạn hiệu lực của từng loại GPKD

Thời hạn hiệu lực của giấy phép con

Không phải giấy phép con nào cũng có hiệu lực vĩnh viễn. Nhiều loại có thời hạn cụ thể và yêu cầu gia hạn, cấp lại nếu muốn tiếp tục kinh doanh.

Một số ví dụ cụ thể: 

Loại giấy phép conThời hạn hiệu lựcGhi chú
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm3 nămPhải cấp lại nếu thay đổi địa điểm/cơ sở
Giấy phép hoạt động giáo dục5 nămCó thể bị đình chỉ nếu vi phạm quy định giáo dục
Giấy phép hoạt động y tế5 nămGia hạn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Giấy phép kinh doanh vận tải7 nămCần cập nhật nếu thay đổi phương tiện hoặc nhân sự
Giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ5 nămPhải cấp lại nếu thay đổi ngành nghề hoặc địa chỉ
Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địaKhông quy định cụ thểDoanh nghiệp phải duy trì điều kiện ký quỹ và nhân sự có chứng chỉ nghiệp vụ

Để không bị giấy phép hết hiệu lực, doanh nghiệp cần theo dõi thời hạn và chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại trước khi giấy phép hết hạn.

Ngoài ra, nên lưu giữ bản mềm và bản gốc giấy phép, kèm theo văn bản pháp lý, văn bản chấp thuận hoặc giấy xác nhận đi kèm để thuận tiện khi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sabay

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý bắt buộc với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhiều doanh nghiệp, nhất là cá nhân kinh doanh, gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý, xác định đúng cơ quan cấp phép hoặc theo dõi thủ tục hành chính đúng quy định. Đó là lý do Sabay cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép con – giúp khách hàng thực hiện quy trình dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tuân thủ pháp luật.

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sabay
Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sabay

Quy trình thực hiện dịch vụ tại Sabay

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn sơ bộ
  • Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ và chuẩn bị hồ sơ
  • Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép
  • Bước 4: Theo dõi và xử lý yêu cầu bổ sung (nếu có)
  • Bước 5: Nhận giấy phép con và hướng dẫn sử dụng

Nếu bạn đang cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý và thủ tục thành lập doanh nghiệp, đừng quên liên hệ Sabay qua hotline 093 179 1122 để được hỗ trợ nhé! Sabay luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

Lưu ý: Hiện tại Sabay chỉ đang cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. 

>>> Xem thêm: Quy trình thành lập doanh nghiệp mới nhất 2025 (phần 2)

Kết

Dù là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hay cá nhân kinh doanh, bạn cần xác định rõ lĩnh vực hoạt động có thuộc diện cần xin giấy phép con hay không, từ đó chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý và thực hiện đúng thủ tục cấp phép.

Đừng quên theo dõi Sabay để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM 

 

Đánh giá post

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP