Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2023? Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của Việt Nam. Chắc hẳn, giờ này, ai ai cũng đang tất bật làm việc chăm chỉ để được đón năm mới cùng với gia đình. Cùng Sabay tìm hiểu còn bao nhiêu ngày nữa đến tết và những hoạt động ngày tết qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Tết nguyên đán là gì?
Tết nguyên đán là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại nước ta. Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền hay đơn giản gọi là Tết. Tết nguyên đán là dịp lễ đầu năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người Việt.
“Tết” là cách phát âm theo âm Hán – Việt của chữ “Tiết”; còn “nguyên” là tiếng Hán, mang ý nghĩa của sự khởi đầu, sơ khai; “đán” có ý nghĩa là buổi sáng sớm. Theo cách dịch như trên, “Tết nguyên đán” khi đọc đúng phiên âm sẽ là “Tiết nguyên đán”.
>>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó với tổ chức
Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2023
Thông thường, tết nguyên đán tại Việt Nam được tính theo lịch Âm, muộn hơn Tết dương lịch (tết Tây) từ 1-2 tháng. Tết nguyên đán thường rơi vào khoảng giữa ngày 21/1 và 19/2. Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch, nên ngày đầu năm sẽ không bao giờ vượt quá khoảng thời gian trên.
Hằng năm, tết nguyên đán thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới. Khoảng thời gian này tính từ ngày 23 âm lịch tháng chạp đến hết ngày 07 âm lịch tháng giêng.
[wpdevart_countdown text_for_day=”Ngày” text_for_hour=”Giờ” text_for_minut=”Phút” text_for_second=”Giây” countdown_end_type=”date” font_color=”#000000″ hide_on_mobile=”show” redirect_url=”” end_date=”22-01-2023 00″ start_time=”1663685448″ end_time=”0,1,1″ action_end_time=”hide” content_position=”center” top_ditance=”10″ bottom_distance=”10″ ][/wpdevart_countdown]
Năm nay, tết nguyên đán sẽ rơi vào tháng 1 năm 2023. Mùng 1 tết bắt đầu vào chủ nhật ngày 22/1/2023 và kết thúc vào ngày 10/2/2023 theo lịch Dương.
Tính từ thời điểm hiện tại ngày 20/9/2022, chúng ta còn 123 ngày nữa là sẽ bước sang năm Qúy Mão 2023.
Lịch nghỉ tết nguyên đán 2023
Đối với các công nhân và cán bộ viên chức, lịch nghỉ tết được chia thành 2 phương án, cụ thể:
- Phương án 1: Viên chức, công chức sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 2023 bắt đầu từ ngày 20/02/2023 (nhằm 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết ngày 26/01/2023 (nhằm mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). Theo đó, công nhân, viên chức nhà nước sẽ được nghỉ tết nguyên đán 5 ngày, và nghỉ bù 2 ngày do trùng với 2 ngày nghỉ cuối tuần.
- Phương án 2: Viên chức, công chức sẽ bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán 2023 bắt đầu từ ngày 21/01/2023 (nhằm ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết chủ nhật ngày 29/01/2023 (nhằm ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão). Theo đó, công nhân, viên chức nhà nước sẽ được nghỉ tổng cộng 9 ngày, trong đó gồm 5 ngày nghỉ theo quy định, 2 ngày nghỉ hàng tuần, 2 ngày nghỉ bù do trùng với 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Hiện nay, một số Bộ, Ngành đã có ý kiến đề xuất với Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về việc nghỉ tết nguyên đán. Nhiều đơn vị đã lựa chọn phương án 1 là nghỉ tết 7 ngày. Tuy nhiên, trên các diễn đàn và trang mạng xã hội, hầu như các ý kiến của người dùng đều mong muốn được nghỉ theo phương án 2 là 9 ngày hoặc dài hơn.
>>> Xem thêm: 15 loại cây để bàn làm việc hợp phong thủy
Những tục lệ dân gian ngày tết nguyên đán
Thăm mộ tổ tiên
Thông thường, từ ngày 23 tháng chạp đến 30 tháng chạp, sẽ là khoảng thời gian để con cháu đi thăm mộ tổ tiên, sửa sang, dọn dẹp lại khu vực mộ ông bà. Đây là một trong những hoạt động nhằm bày tỏ lòng nhớ thương của con cháu đối với những ông bà, người thân đã khuất.
Tống cựu nghinh tân
Vào những ngày cuối năm, người Việt thường có phong tục quét dọn nhà cửa, mua sắm đồ dùng mới, quần áo mới để chuẩn bị bước sang năm mới với mong muốn thật sung túc và đầy đủ. Bên cạnh đó, người lớn còn dặn con cháu trong giây phút chuyển giao năm mới và ngày mùng 1 đầu năm không nên sinh sự cãi cọ, không mắc phải lỗi lầm.
Tục trưng đào, quất, mai
Trong dịp tết nguyên đán, việc trang trí nhà cửa với hoa mai, hoa đào là tục lệ hằng năm tại tất cả các vùng miền. Tại miền Bắc, hoa đào là một trong những loại hoa được trưng nhiều nhất trong dịp tết. Tại miền Trung và Nam, hoa mai, quất thường được ưu tiên hơn.
Màu sắc rực rỡ của hoa đào mang đến không khí mùa xuân ấm áp và tươi vui. Đồng thời tiếp thêm may mắn, xua đuổi tà ma và thu hút tài lộc đến.
Không chỉ chơi đào, người Việt cũng có thú vui chơi quất vào ngày tết. Một cây quất đẹp thường sở hữu tán cây đẹp, quả vàng, quả non, lá xanh mơn mởn và hoa lộc đầy đủ. Việc trưng quất vào ngày tết còn tượng trưng cho sự trù phú, thu hút tài lộc cho gia chủ.
Tại miền Trung và miền Nam, do đặc trưng khí hậu, người dân thường thích trưng cây mai vào những ngày tết. Màu vàng tươi rực rỡ của hoa mai tượng trưng cho sự vinh hoa, thành đạt và sinh sôi nảy nở. Khi chọn mai ngày tết, người ta thường chọn những cây có nhiều nụ và nhiều lộc. Đến khi giao thừa hoặc sớm mồng một, hoa mai vừa đúng lúc nở sẽ mang đến may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Thông thường, hoa mai sẽ có từ 5-10 cánh, những cây hoa mai có càng nhiều cánh thì gia chủ càng gặp được may mắn trong năm mới.
Tục bày mâm ngũ quả
Một trong những tục lệ không thể thiếu trong ngày tết nguyên đán chính là bày mâm ngũ quả. “Ngũ” là số 5, con số biểu trưng cho sự sống như ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng. “Quả” là trái cây, thể hiện cho sự sung túc, dồi dào. Mỗi miền sẽ có một cách bố trí mâm ngủ quả khác nhau, nhưng đều chọn những loại quả có ý nghĩa đặc biệt.
Tại miền Nam, năm loại quả thường được sử dụng để chưng ngày tết thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Mâm ngũ quả sở hữu các loại quả trên mang ý nghĩa “cầu vừa đủ xài” với mong muốn một năm mới nhiều tài lộc, sức khỏe và tiền bạc.
Tại miền Bắc, mâm ngũ quả thường xuất hiện các loại quả tượng trưng cho ngũ hành: nải chuối xanh tượng trưng cho hành mộc, mang ý nghĩa che chở, hứng lấy may mắn; quả phật thủ hoặc quả bưởi tượng trưng cho hành thổ, mong may mắn phúc lộc đầy nhà; những loại quả có màu tươi sáng như cam, quýt, hồng tượng trưng cho hành hỏa; những trái cây có màu trắng như roi, đào tượng trưng cho hành kim và quả màu sẫm như mận, hồng xiêm, nho tượng trưng cho hành thủy. Mâm ngũ quả với đầy đủ ngũ hành thể hiện sự viên mãn, đủ đầy, cầu mong mọi sự hanh thông, may mắn.
Gói bánh chưng, bánh tét
Bên cạnh việc trưng hoa và bày mâm ngũ quả, gói bánh chưng, bánh tét là nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết. Hằng năm, cứ vào khoảng từ 27, 28, 29 âm lịch, mọi gia đình sẽ quầy quần bên nhau để gói những chiếc bánh, chưng bánh tét.
Tùy vào từng vùng miền sẽ có những cách thức gói bánh riêng. Tại miền Nam, người ta thường thích gói bánh tét hình trụ hơn. Còn tại miền Bắc, bánh chung có hình vuông lại được ưa chuộng hơn. Dù mỗi miền có một cách thức gói bánh và hình dáng khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu nấu bánh thì lại tương tự nhau: lá dong/ lá chuối, nếp, đậu xanh, thịt heo,…
Những chiếc bánh, chưng bánh tét mang trong mình một câu chuyện xưa, tượng trưng cho nền văn hóa lâu đời của người Việt. Vào ngày tết, nhà nhà người người đều dùng bánh chưng, bánh tét để cúng bái và tưởng nhớ tổ tiên.
Dựng cây nêu
Theo quan niệm nhân gian, trong thời gian chuyển giao từ năm cũ sang năm mới là ma quỷ lại kéo đến phá đám. Để xua đuổi tà ma, ở nhiều nơi mọi người đều dựng cây nêu để báo hiệu mảnh đất có chủ, xua tan những điều không may mắn.
Cây nêu được dựng thường làm bằng tre, cao từ 5-6 mét. Ở ngọn cây nêu thường treo một số thứ như giấy vàng bạc, bùa trừ tà, lồng đèn, vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, vừa là ngọn đèn soi sáng để tổ tiên biết đường cùng về ăn tết với con cháu.
Thông thường, cây nêu được dựng từ ngày 27 âm lịch và hạ xuống sau mùng 7 tháng giêng.
Đón giao thừa
Tại thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, người người nhà nhà đều tiến hành nghi thức đón giao thừa. Đón giao thừa là hoạt động mang ý nghĩa quan trọng, xóa bỏ những điều xấu của năm cũ và đón nhận may mắn của năm mới. Lễ cúng giao thừa thường được thực hiện ngoài trời.
Tục xông đất
Theo quan niệm dân gian, người đầu tiên đến nhà sau khi cũng giao thừa hay sáng mùng một là người quyết định vạn sự cả năm. Người được gia chủ mời xông đất thường là người hợp tuổi, khỏe mạnh, thành đạt, tốt tính, với mong ước họ đem lại may mắn cho cả gia đình. Người xông đất sẽ tới thăm nhà, cầu chúc gia chủ những điều tốt đẹp. Bản thân người xông đất cũng được hưởng phúc vì đã làm một việc tốt lành.
Xuất hành đầu năm
Sáng mùng một đầu năm, người Việt thường lựa chọn một khung giờ đẹp, một hướng đẹp theo phong thủy để xuất hành. Đây là một tục lệ hy vọng năm mới may mắn với mỗi bước chân.
Tục lì xì, chúc thọ đầu năm
Mùng một đầu năm là thời điểm cả gia đình quây quần bên nhau và chúc cho nhau những lời chúc ý nghĩa. Vào ngày này, trẻ em sẽ được nhận những bao lì xì từ người lớn. Tiền mừng tuổi được bỏ trong bao lì xì đó, với mong muốn trao gửi may mắn cho người nhận.
Tục lệ đi chùa cầu may
Thông thường, sau bữa cơm tất niên, những người phụ nữ trong nhà sẽ chuẩn bị lễ và đến chùa để cầu may. Bên cạnh việc viếng chùa cầu mong may mắn cho gia đình, hái lộc cũng là một nét văn hóa không thể thiếu. Việc hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, rước lộc vào nhà.
>>> Xem thêm: Bố trí văn phòng hợp phong thủy cho người mệnh Thổ
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về ngày tết nguyên đán tại Việt Nam. Cùng Sabay – Hệ thống bất động sản cho thuê cập nhật những tin tức hữu ích khác qua những bài viết sau.
——————————————————
Địa chỉ: SABAY BUILDING
Hotline: 0931791122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM