Doanh số bán hàng là một trong các chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh số bán hàng là gì? Làm cách nào gia tăng doanh số bán hàng? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ sau.
Mục lục bài viết
Doanh số bán hàng là gì?
Doanh số bán hàng là tổng số tiền mà hoạt động kinh doanh mang lại trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số bán hàng bao gồm tiền đã thu về, tiền chưa thu về như nợ hàng ký gửi, bán hộ,… Doanh số bán hàng có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng.
Doanh số bán hàng được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm công ty đã bán ra thị trường. Nói một cách đơn giản, doanh số bán hàng chính là kết quả của phép nhân giữa tổng số lượng sản phẩm bán ra và giá bán.
Công thức tính doanh số bán hàng:
Doanh số = đơn giá * sản lượng hàng hóa bán ra
>>> Xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì? 7 bước lập báo cáo tài chính cơ bản
Phân biệt doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng
Hai khái niệm “doanh số bán hàng” và “doanh thu bán hàng” là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Theo chuẩn mực số 14, doanh thu và doanh số là khác nhau:
- Doanh thu phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài thể hiện năng lực kinh doanh của công ty, doanh thu còn chứng minh nhiều yếu tố khác như: chính sách thanh toán, giá, năng lực tài chính của doanh nghiệp,…
- Trong khi đó, doanh số thể hiện hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp.
Việc phân biệt hai khái niệm kể trên đóng vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số doanh thu và doanh số, doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó lên kế hoạch chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động kinh doanh. Bằng cách này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy gia tăng doanh số cũng như doanh thu bán hàng của mình.
Vai trò của chỉ tiêu doanh số bán hàng
Biểu thị kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh số bán hàng thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, giúp nhà quản trị đánh giá hoạt động kinh doanh và có những thay đổi cần thiết.
Nhờ doanh số bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể biết được phần nào mức độ hài lòng và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng.
Xây dựng mục tiêu mới
Bằng cách nắm bắt được doanh số bán hàng, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đặt ra mục tiêu mới, có những thay đổi cho kỳ tiếp theo.
Việc này sẽ giúp công ty theo sát được các kế hoạch hàng tháng, tránh đặt ra những kỳ vọng quá cao, viễn vông, khó thực hiện.
Chứng minh sự đúng đắn trong lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ
Doanh số bán sản phẩm cao đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được nhiều người ưu chuộng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, không ít doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp kiểm tra, bán một lượng hàng nhỏ và theo dõi phản ứng của người mua.
Nếu sản phẩm bán ra thu lại doanh số tốt, điều này chứng tỏ nó phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Nếu sản phẩm bán ra không thu lại doanh số hoặc quá ít, doanh nghiệp cần thực hiện thu hồi sản phẩm thử và có những điều chỉnh phù hợp.
Tạo động lực cho đội ngũ bán hàng
Khi đội ngũ bán hàng nâng cao được doanh số bán hàng, doanh thu cho doanh nghiệp cũng tăng theo. Nhờ đó, mức tiền thưởng của nhân viên cũng sẽ trở nên nhiều hơn, tạo động lực làm việc.
>>> Xem thêm: Chân dung khách hàng là gì? 5 bước xác định chân dung khách hàng
6 cách gia tăng doanh số bán hàng
Làm cách nào gia tăng doanh số bán hàng? Sabay sẽ gợi ý cho bạn 6 cách gia tăng doanh số sau đây:
1. Bán hàng cho khách hàng ở cấp bậc cao hơn
Thông thường, những nhân viên bán hàng có xu hướng tiếp thị sản phẩm và bán hàng cho những người cấp thấp hơn. Lý do đơn giản chỉ vì họ cảm thấy thoải mái khi được trao đổi và bán hàng cho các đối tượng này. Tuy nhiên, phương pháp này thường dẫn đến kết quả không khả quan. Đa phần những người mua hàng ở cấp bậc thấp đều không có quyền quyết định trong lúc mua hàng, đặc biệt là với những đơn hàng lớn.
Thay vì bán hàng cho những đối tượng khách hàng ở cấp bậc thấp, không có khả năng quyết định khi mua hàng, người bán hàng có thể hướng đến những khách hàng có chức vụ cao, có thẩm quyền để bán hàng. Họ sẽ là những người đưa ra quyết định và có khả năng mua hàng với số lượng lớn. Nhờ đó, nhân viên bán hàng có thể gia tăng doanh số bán hàng của mình.
2. Tạo sản phẩm khan hiếm
Sản phẩm khan hiếm là những sản phẩm được cung cấp với một số lượng hữu hạn. Đôi khi, chỉ một chút sức ép cũng tạo động lực cho người mua. Đặc biệt, khi bạn cung cấp cho người mua một con số “chính xác và rõ ràng”.
Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng thông điệp của bạn là chân thực và đáng tin cậy. Nếu bạn chỉ dùng chúng như là một mánh khóe khuyến mại “rẻ tiền” (ví dụ bạn nói rằng sản phẩm của bạn đang sắp hết trong khi thực tế bạn đang dư thừa sản phẩm), khách hàng sẽ ngay lập tức biết và bạn sẽ mất đi mãi mãi sự tin tưởng của họ.
3. Chiết khấu
Chiết khấu chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi nó xảy ra với tần suất không thường xuyên. Nếu một sản phẩm luôn luôn ở thế “đang giảm giá” sẽ rất tệ. Vì sao? Nó không tạo được giá trị thúc đẩy khách hàng khi mua sắm. Nên tạo coupon với thời hạn nhất định. Một cách tuyệt vời để tạo động lực dẫn đến hành động của khách hàng là tạo thông điệp “chỉ một ngày duy nhất”.
Lời kêu gọi “giảm giả” sẽ bị giảm giá trị nếu sản phẩm/ dịch vụ luôn trong tình trạng chiết khấu.
4. Bán hàng chéo & bán hàng gia tăng
Một trong những phương pháp giúp gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp chính là bán hàng chéo (cross – selling) và bán hàng gia tăng (upselling).
Bán hàng chéo là phương pháp thường xuyên được sử dụng tại các cửa hàng offline và online. Những người bán hàng sẽ gợi ý cho khách hàng mua sản phẩm liên quan. Thay vì mua một cây trang trí, người bán hàng sẽ gợi ý để bạn mua thêm chậu cây hoặc các vật dụng đi kèm khác.
Bán hàng gia tăng là một phương thức bán hàng mà người bán sẽ gợi ý cho khách mua những sản phẩm tương tự với giá trị cao hơn. Điển hình khi mua sản phẩm công nghệ, người bán sẽ gợi ý cho người mua một chiếc laptop với cấu hình cao hơn, mức giá cao hơn và hiệu năng tốt hơn so với dự tính ban đầu của họ.
Những phương pháp này được áp dụng nhiều ở cả hai hình thức online và offline. Bằng kinh nghiệm bán hàng của mình, nhân viên bán hàng có thể thực hiện một trong hai hình thức hoặc cả hai hình thức trong lúc tư vấn khách hàng.
5. Xây dựng thương hiệu vững chắc
Thương hiệu là một trong những công cụ quan trọng, giúp khách hàng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến giá cả sản phẩm và mức độ tin cậy của người mua hàng.
Khách hàng quan tâm đến các đặc điểm của thương hiệu hơn bao giờ hết và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các nhà bán lẻ đáng tin cậy hơn. Xây dựng thành công thương hiệu được xem là tuyệt chiêu giúp tăng doanh số bán hàng và lòng tin của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Để xây dựng thương hiệu vững chắc, doanh nghiệp cần thiết kế những giải pháp quảng bá thương hiệu và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Từ đó, gia tăng uy tín và nâng cao doanh số bán hàng.
6. Cung cấp dịch vụ tốt hơn
Một giải pháp cuối cùng mà Sabay khuyên bạn nên thực hiện để cải thiện doanh thu sản phẩm chính là cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Doanh nghiệp cần nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể sẽ giúp tăng độ tin cậy và tạo ra sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời tạo điều kiện cho việc bán hàng tiếp tục tăng.
>>> Xem thêm: Outsourcing là gì? Có nên thuê Outsource?
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Doanh số bán hàng là gì và các cách gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã chú ý đón xem. Cùng theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác bạn nhé!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM