Bạn đã bao giờ nghe đến “giấy phép con“? Trong trường hợp nào doanh nghiệp cần sở hữu giấy phép con và quy trình đăng ký giấy phép con như thế nào? Cùng Sabay tìm hiểu khái niệm về nó và đặc điểm của chúng qua những chia sẻ sau.
Mục lục bài viết
Giấy phép con là gì?
Theo pháp luật, không có định nghĩa chính thức cho “giấy phép con”. Tuy nhiên, giấy phép con thường được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân hoặc tổ chức, nhằm xác nhận họ đủ điều kiện kinh doanh trong các ngành, nghề có điều kiện cụ thể.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những lĩnh vực yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn đặc biệt để bảo đảm các mục tiêu về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
Giấy phép con có vai trò tương tự như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưng mang những đặc điểm khác biệt:
- Là văn bản cấp cho doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, nghề có điều kiện, thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Để được cấp giấy phép con, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các yêu cầu theo luật định đối với ngành nghề kinh doanh đó (như vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…).
- Giấy phép con thường có thời hạn nhất định. Khi hết hạn, doanh nghiệp phải xin gia hạn hoặc cấp mới nếu muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh trong ngành nghề đó.
Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 liệt kê các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bao gồm:
- Sản xuất con dấu;
- Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa);
- Kinh doanh các loại pháo (trừ pháo nổ);
- Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;
>>> Xem thêm: Nên mua lại công ty hay thành lập doanh nghiệp mới?
Đặc điểm của giấy phép con
Giấy phép kinh doanh có những đặc điểm sau:
- Là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp (tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà cơ quan cấp có thể khác nhau) và thường được cấp sau khi doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Là loại giấy tờ bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành, nghề có điều kiện.
- Các yêu cầu và quy định để được cấp giấy phép sẽ thay đổi tùy theo từng ngành, nghề.
- Phần lớn các giấy phép con đều có thời hạn, và doanh nghiệp cần gia hạn hoặc xin cấp mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
- Giấy phép con thường được cấp dưới các hình thức: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, hoặc văn bản xác nhận/chấp thuận.
Lưu ý:
Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những lĩnh vực có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, và sức khỏe cộng đồng. Do đó, các ngành nghề này phải tuân thủ các điều kiện nhất định.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
Khi nào cần phải xin giấy phép con?
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh khi hoạt động trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rằng hộ kinh doanh được phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện từ khi đáp ứng đầy đủ các quy định pháp lý và phải duy trì việc đáp ứng các điều kiện này trong suốt thời gian hoạt động.
Do đó, cá nhân hoặc tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề thuộc danh mục tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 phải xin cấp giấy phép con tương ứng. Khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp cần gia hạn hoặc xin cấp mới.
Trong trường hợp kinh doanh các ngành, nghề không nằm trong Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, cá nhân hoặc tổ chức không cần xin giấy phép con.
Khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 nêu rõ giấy phép con có thể được cấp dưới các hình thức sau:
- Giấy phép;
- Giấy chứng nhận;
- Chứng chỉ;
- Văn bản xác nhận, chấp thuận;
Các yêu cầu khác để cá nhân hoặc tổ chức kinh tế được phép hoạt động mà không cần có văn bản xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền.
Để được cấp giấy phép kinh doanh cho từng ngành, nghề, cá nhân hoặc tổ chức phải đáp ứng các điều kiện cụ thể, được quy định trong các văn bản pháp lý của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ.
Lưu ý: Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cũng như các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không được phép tự ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Thủ tục đăng ký giấy phép con
Quy định về điều kiện xin giấy phép con thường bao gồm:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng;
- Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Nội dung cụ thể của điều kiện đầu tư kinh doanh;
- Hồ sơ, quy trình, thủ tục hành chính liên quan (nếu có);
- Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thẩm quyền xử lý các thủ tục này.
Hồ sơ đăng ký giấy phép con
Để đăng ký giấy phép con, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép con
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao)
- Điều lệ doanh nghiệp
- Phương án hoạt động kinh doanh dự kiến của doanh nghiệp
- Thông tin cá nhân: căn cước công dân/ chứng minh thư/ hộ chiếu của chủ doanh nghiệp – thành viên góp vốn sáng lập
- Giấy tờ minh chứng cho trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệp của người điều hành doanh nghiệp
- Một số giấy tờ liên quan theo quy định của từng ngành nghề cụ thể.
Tùy theo từng điều kiện của ngành nghề, hồ sơ đăng ký giấy phép con sẽ có bổ sung thêm một số nội dung khác.
Quy trình đăng ký giấy phép con
Mỗi doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh khác nhau đều cần một loại giấy phép con khác nhau.
Sabay tổng hợp một số ngành nghề cần giấy phép con cũng như loại giấy phép riêng và nơi đăng ký các giấy phép đó, bao gồm:
Ngành nghề | Loại giấy phép con | Nơi xin cấp phép |
Kinh doanh khách sạn | Quyết định Công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch | Sở văn hóa thể thao và du lịch |
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế | Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa/Quốc tế | Sở Du Lịch |
Dịch vụ in ấn | Giấy phép hoạt động ngành in | Sở Thông tin và truyền thông – Cục Xuất bản |
Kinh doanh dịch vụ Bảo vệ | Giấy Chứng nhận đủ điều kiện ANTT | Công an TP (PC 13) |
Kinh doanh bất động sản cho người nước ngoài thuê | Biên bản xác nhận đủ ĐK PCCC | Công an PCCC |
Giấy Chứng nhận đủ điều kiện ANTT (Sau khi có BB xác nhận đủ ĐK PCCC) | Công an Quận | |
Sàn giao dịch bất động sản | Thông báo hoạt động Sàn giao dịch BĐS | Sở Xây Dựng |
Sản xuất nước uống đóng chai | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận) |
Giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn sản phẩm (sau khi đã có GCN ATVSTP) | Sở y tế (hoặc Phòng Y tế Quận) | |
Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế |
Biên bản kiểm tra Phòng Cháy Chữa Cháy | Công an Quận | |
Sản xuất thực phẩm | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở y tế |
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm | Sở y tế | |
Kinh doanh thuốc thú y | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh | Chi cục thú y thành phố |
Sản xuất thuốc thú y | Giấy phép sản xuất thuốc thu y | Cục thú y |
Hoạt động Trung Tâm Ngoại Ngữ (Tin Học) | Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) | Sở Giáo Dục |
Trường mầm non | Quyết định cho phép thành lập trường | Sở giáo dục |
Sản xuất mỹ phẩm | Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm | Sở y tế |
Kinh doanh phòng khám đa khoa | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế |
Kinh doanh phòng khám chuyên khoa: Nha khoa, Mắt… | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế |
Kinh doanh phòng khám vật lý trị liệu, Phòng trẩn trị y học cổ truyền | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế |
Nhập khẩu trang thiết bị y tế | Giấy phép nhập khẩu (có giá trị 01 năm) | Bộ Y tế |
Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm | Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm | Bộ y tế |
Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm | Giấy phép quảng cáo | Sở y tế |
Dạy nghề | Giấy phép dạy nghề của cơ sở | Sở lao động TB & XH |
Kinh doanh rượu | Giấy phép bán lẻ rượu | Sở Công Thương |
Giấy phép bán buôn rượu | Sở Công Thương | |
Sản xuất rượu | Giấy phép sản xuất rượu | Sở Công Thương |
Bán hàng đa cấp | Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp | Sở Công Thương |
Sản xuất phim | Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim | Cục điện ảnh |
Hoạt động trang thông tin điện tử | Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử ICP | Sở thông tin và truyền thông |
Kinh doanh vận tải bằng ô tô | Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Sở Giao thông vận tải |
Kinh doanh hóa chất | Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất | Sở Công thương |
Hoạt động khuyến mãi | Giấy phép khuyến mãi theo chương trình | Sở Công Thương |
Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động | Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động | Bộ Lao động thương binh và Xã hội |
Mở văn phòng đại diện tại nước ngoài | Giấy phép mở văn phòng đại diện tại nước ngoài | Sở Công thương |
Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép con
Thời gian xin giấy phép con bao lâu?
Tùy vào từng loại giấy phép kinh doanh mà thời gian xin cấp phép sẽ khác nhau.
Ví dụ: Giấy phép vệ sinh ATTP cần khoảng 15 ngày làm việc để giải quyết, giấy phép PCCC cần 5-15 ngày làm để để giải quyết.
Cơ quan nào cung cấp giấy phép con?
Mỗi loại giấy phép khác nhau sẽ cần một cơ quan khác nhau tiếp cận và xử lý.
Vì dụ: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp phép bởi Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, giấy phép PCCC được cấp phép bởi Cục cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC.
>>> Xem thêm: Kế toán, kiểm toán là gì?
Kết luận
Theo dõi Sabay để cập nhật tin tức hữu ích bạn nha!
SABAY – KHÔNG NGỪNG BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM