Tư thế ngồi làm việc là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến trạng thái làm việc, cột sống cũng như sức khỏe của các nhân viên. 5 tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng mà Sabay chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau lưng, đau cột sống và cải thiện tư thế ngồi của mình. Cùng Sabay khám phá ngay bạn nhé!
Mục lục bài viết
Lợi ích của việc ngồi đúng tư thế
Ngồi đúng tư thế mang lại nhiều lợi ích đáng giá cho sức khỏe và cảm giác thoải mái trong công việc văn phòng. Cùng Sabay điểm danh ba lợi ích chính của việc ngồi đúng tư thế:
Giảm đau nhứt xương khớp
Khi ngồi đúng tư thế, cơ thể được hỗ trợ đúng cách, giảm bớt áp lực và căng thẳng lên các xương khớp. Đặc biệt, cột sống được duy trì trong tư thế thẳng, giúp tránh tình trạng đau nhức xương khớp sau giờ làm việc dài.
Việc ngồi đúng tư thế còn giúp mọi người có thể ngăn chặn các nguy cơ phát triển thành các bệnh mãn tính liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống,…
Cải thiện vóc dáng cân đối
Tư thế ngồi đúng giúp duy trì vóc dáng cân đối và thẳng lưng. Bằng cách giữ thăng bằng trọng lực đồng đều trên cơ thể, ngồi đúng tư thế giúp tránh tình trạng còng lưng và gù lưng do ngồi sai tư thế kéo dài.
Khi ngồi đúng tư thế, bạn sẽ không cần lo lắng vai bị lệch, cổ bị rụt hay lưng gù,…
Ngăn ngừa bệnh RSI
RSI (Repetitive Strain Injury) là một chứng bệnh tổn hại do căng thẳng thường xuyên gây nên. Đây là một loại bệnh suy nhược nghiêm trọng đến chức năng tứ chi do duy trì sai tư thế trong một thời gian dài. RSI có thể bị gây viêm tấy, tê liệt các dây thân kinh cánh tay, bàn tay, vai hoặc cổ.
Ngồi đúng tư thế có thể giảm thiểu rủi ro bị chấn thương do tác động lặp đi lặp lại lên các cơ và khớp trong cổ tay, bàn tay, gù lưng và cổ.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty Startup mới nhất 2023
Ngồi sai tư thế ảnh hưởng tới dân văn phòng như thế nào?
Ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể tạo ra những tác động tiêu cực đáng kể đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của dân văn phòng. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính của việc ngồi sai tư thế mà bạn cần chú ý:
Tuần hoàn máu kém
Khi ngồi sai tư thế, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc lưu thông máu đều đặn. Con đường lưu thông khí huyết có thể bị hẹp hơn, dẫn đến việc tắc nghẽn các mạch máu. Áp lực lên các cơ và mạch máu có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém, giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan, gây ra cảm giác mệt mỏi và sưng tấy.
Khi quá trình tuần hoàn máu kém, toàn bộ chức năng gan, thận, dạ dày và tim mạch có khả năng bị ảnh hưởng, cơ thể dễ bị suy nhược. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng làm việc và tập trung của các nhân viên.
Tác nhân gây ra bệnh xương khớp
Ngồi sai tư thế có thể tạo áp lực không đều lên các khớp và xương, gây ra sự mài mòn dần dần. Ngồi sai tư thế ảnh hưởng nghiêm trong đến các đốt sống lưng, đốt sống cổ của xương, làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp và đẩy nhanh quá trình lão hóa xương.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp phổ biến: thoát vị đĩa đệm, thái hóa cột sống, viến quanh khớp vai,…
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Tư thế ngồi không đúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây khó chịu và buồn nôn. Áp lực lên bụng do ngồi sai tư thế có thể làm giảm sự chuyển động của cơ ruột, dẫn đến tình trạng táo bón và các vấn đề hệ tiêu hóa khác.
Khi các cơ quan nội tạng bị chèn ép do ngồi sai tư thế, hệ tiêu hóa của bản thân sẽ bị kém đi. Lúc này, bạn có thể thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu, đau thắt bao tử,…
Tăng nguy cơ cận thị
Ngồi sai tư thế kéo dài có thể gây căng thẳng cho mắt do nhìn vào màn hình máy tính hoặc văn bản trong thời gian dài. Việc ngồi sai tư thế khiến cho khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính trở nên ngắn hơn, làm cho đôi mắt nhanh mỏi và đau nhứt. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị và tình trạng mỏi mắt.
Căng thẳng, đau đầu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc
Ngồi sai tư thế có thể gây ra căng thẳng cho các cơ và dây chằng liên quan đến cổ, vai và lưng, dẫn đến tình trạng đau đầu và đau cơ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người làm việc văn phòng mà còn giảm hiệu suất và năng suất công việc.
5 tư thế ngồi đúng cho dân văn phòng
Ngồi đúng tư thế trong công việc văn phòng là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe và hiệu suất làm việc. Dưới đây là 5 tư thế ngồi đúng mà dân văn phòng nên tham khảo:
Phần lưng
Phải đảm bảo lưng thẳng, không còng lưng hay gù lưng.
Mặt phẳng của lưng tiếp xúc nhiều nhất với mặt ghế. Do đó, để cải thiện tư thế lưng, bạn cần điều chỉnh ghế ngồi của mình sao cho phù hợp nhất. Một chiếc ghế được điều chỉnh đúng tư thế sẽ giảm tối đa áp lực trên lưng. Bạn có thế điều chỉnh ghế với một vài thao tác đơn giản như tăng, hạ chiều cao ghế, vị trí đặt lưng và độ nghiêng của ghế.
Lưu ý, khi điều chỉnh ghế ngồi, đầu gối cần đặt thấp hơn phần hông của bạn. Điều quan trọng cần làm là giữ lưng thăng khi tựa vào ghế bạn nhé!
Phần chân
Bên cạnh việc điều chỉnh phần lưng, phần chân cũng cần điều chỉnh về tư thế ngồi đúng. Vị trí bàn chân nên giữ cho đùi, thân tạo thành một góc 90 độ. Riêng phần bắp chân cần tạo với đùi một góc 90 độ để tạo nên tư thế ngồi chuẩn.
Khi ngồi trên ghế, bạn cần đảm bảo lòng bàn chân được đặt trên một mặt phẳng, không bị gượng ép uốn cong hay co lại.
Trong trường hợp bạn sở hữu chiều cao quá khổ, bạn có thể sử dụng thêm một chiếc bục kê chân hoặc đồ dùng khác để đặt chân thẳng hoặc nần chiều cao ghế lên.
Lúc ngồi trên ghế, bạn cần hạn chế bắt chéo chân hoặc ngồi xếp bằng. Đây là những tư thế hoàn toàn sai, mang lại cảm giác không thoải mái và ảnh hưởng đến cột sống, sức khỏe của bạn. Đừng quên thường xuyên thay đổi vị trí chân để tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên chân.
Phần tay
Khi ngồi làm việc với laptop, Sabay khuyên rằng bạn nên sử dụng thêm bàn phím rời để thuận tiện trong việc gõ phím. Khi sử dụng máy tính bàn, một số điểm bạn cần chú ý như:
- Cổ tay và cẳng tay cần được đặt thẳng ngang về bề mặt bàn tạo thành góc 90 độ so với thân người. Tư thế này sẽ hạn chế tối đa việc căng tức tay và cổ tay của bạn khi phải đánh máy.
- Nếu không đảm bảo được một góc 90 độ từ cánh tay đến thân người, bạn cần phải điều chỉnh tư thế ngồi sao cho thấp hơn khuỷu tay một xíu để đảm bảo tư thế ngồi.
- Không nên giữ cho tay ghì vào bàn phím, dùng lực nhiều khiến bạn dễ bị hội chứng ống cổ tay. Đồng thời, việc khiến cổ tay ghì vào bàn phím thường xuyên có thể khiến vai bạn càng bị mỏi hơn, tạo áp lực cho cánh tay của mình.
Phần cổ
Bên cạnh phần lưng, phần cổ cũng cần giữ tư thế chính xác khi ngồi làm việc để không bị ảnh hưởng. Tư thế cổ ngồi không đúng sẽ khiến vai gáy dễ dàng bị mỏi.
Để điều chỉnh tư thế phần cổ, bạn cần cân đối vị trí màn hình máy tính, lap top, giữ cho cổ và mắt hướng thẳng tới màn hình mà không cần cuối hay ngửa ra sau.
Tầm nhìn mắt
Khoảng cách từ mắt đến màn hình laptop cũng là tư thế mà dân văn phòng cần cải thiện để hạn chế các bệnh liên quan đến việc sai tư thế. Hãy đảm bảo tầm nhìn và cổ thẳng để tránh mỏi mắt, giảm những cơn đau đầu khi ngồi sai tư thế.
3 mẹo cải thiện tư thế ngồi mỗi ngày
Kết hợp các phụ kiện
Sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như gối lưng, gối cao su, tựa tay, bàn di chuột và bàn phím để điều chỉnh và tạo tư thế ngồi thoải mái và đúng đắn. Gối lưng giúp hỗ trợ cột sống và ngăn ngừa cúi lưng, trong khi tựa tay và bàn di chuột giúp giữ cổ tay trong tư thế tự nhiên. Đảm bảo các phụ kiện này được sử dụng đúng cách và điều chỉnh sao cho phù hợp với chiều cao và kích thước của bạn.
Xen kẻ thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Thói quen ngồi liên tục trong thời gian dài có thể gây mệt mỏi và áp lực lên cơ thể. Hãy đặt lịch trình làm việc hiệu quả bằng cách xen kẻ thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Hãy đứng lên và tập luyện nhẹ nhàng, đi dạo ngắn trong các giờ nghỉ giữa buổi làm việc. Điều này giúp làm giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu, giúp bạn duy trì sức khỏe và sự tập trung trong công việc.
Thay đổi tư thế làm việc
Hãy thường xuyên thay đổi tư thế ngồi khi làm việc. Đứng lên hoặc đi dạo ngắn sau mỗi khoảng thời gian nhất định, điều chỉnh độ cao của ghế, thư giãn và giãn cơ thể. Nếu có thể, sử dụng bàn làm việc điều chỉnh độ cao để có thể làm việc ở tư thế đứng hoặc ngồi cao hơn. Điều này giúp giảm áp lực lên cột sống và các khớp, giữ cho cơ thể linh hoạt và tránh tình trạng mệt mỏi do ngồi lâu.
>>> Xem thêm: Top 7 việc làm thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
Kết luận
Tư thế ngồi đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và hiệu suất làm việc của dân văn phòng. Chỉ cần lưu ý những tư thế và mẹo cơ bản, bạn có thể đảm bảo sức khỏe và tránh những vấn đề liên quan đến ngồi sai tư thế.
Hy vọng những chia sẻ của Sabay sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện tư thế ngồi làm việc của mình. Cùng theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác bạn nhé!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM