Quyết toán thuế doanh nghiệp hay còn gọi là quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là nghiệp vụ quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và duy trì minh bạch tài chính. Thực hiện đúng quy trình và thời hạn sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý và tối ưu chi phí. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bước chuẩn bị và thực hiện quyết toán thuế hiệu quả cho doanh nghiệp. Mời quý độc giả cùng theo dõi với Sabay!
Mục lục bài viết
Quyết toán thuế doanh nghiệp là gì?
Quyết toán thuế là quá trình kê khai, tính toán, và nộp thuế cho cơ quan thuế dựa trên các khoản thu nhập của cá nhân, tổ chức trong một kỳ thuế. Đây là bước quan trọng và bắt buộc để đảm bảo mọi khoản thuế đã được nộp đúng, đủ và không có sự sai lệch.
Có 02 trường hợp thực hiện quyết toán thuế doanh nghiệp, bao gồm:
- Thực hiện quyết toán thuế định kỳ mỗi năm,
- Thực hiện quyết toán khi doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh, chuyển đổi chủ sở hữu hoặc tái tổ chức cơ cấu lĩnh vực kinh doanh.
Theo Nghị quyết 116/2020/QH14, doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 200 tỷ thì được giảm mức đóng thuế lên tới 30%.
Các doanh nghiệp được yêu cầu quyết toán thuế gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam và theo luật quy định của Việt Nam.
- Doanh nghiệp ngoài nước có trụ sở hoặc không có cơ sở tại Việt Nam.
- Tổ chức thành lập theo hình thức luật hợp tác xã.
- Các đơn vị sự nghiệp tổ chức theo luật pháp Việt Nam.
- Những tổ chức hoạt động có doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
>>> Xem thêm: Sale Agent là gì? Vai trò của Sale Agent trong doanh nghiệp
Khi nào cần quyết toán thuế?
Quyết toán thuế là nhiệm vụ hàng năm quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm tuân thủ đúng quy định pháp luật. Nếu không thực hiện đúng hạn, doanh nghiệp có thể chịu phạt và mất quyền lợi liên quan.
Hiện tại, Luật Thuế chưa có quy định cụ thể về việc phạt khi quyết toán thuế quá 5 năm một lần, nhưng quy định này có thể được cập nhật theo thời gian. Để tránh các rủi ro pháp lý và duy trì quyền lợi, doanh nghiệp cần thực hiện đúng hạn quyết toán hàng năm, bao gồm cả việc quyết toán cho các năm trước đó nếu cần. Điều này không chỉ đảm bảo tính minh bạch mà còn giúp duy trì uy tín trong kinh doanh.
Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
- Doanh nghiệp có năm tài chính trùng với năm dương lịch: Hạn nộp hồ sơ là ngày 31/3 năm sau.
- Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Hạn nộp là 3 tháng sau khi kết thúc năm tài chính.
- Trường hợp chấm dứt hoạt động, hợp đồng hoặc tổ chức lại: Hạn nộp là 45 ngày kể từ ngày sự kiện xảy ra.
- Doanh nghiệp có thể xin gia hạn tối đa 60 ngày nếu nộp đơn đề nghị trước khi hết hạn nộp hồ sơ. Việc tuân thủ quy định này giúp doanh nghiệp tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi.
Mẫu công văn xin quyết toán thuế cho doanh nghiệp
CÔNG TY …………………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: …/2016/CV-CT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
………………., ngày………..tháng………..năm………..
CÔNG VĂN
V/v: xin được quyết toán thuế
Kính gửi: Chi cục thuế quận….., thành phố……
- Tên công ty: ……….
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ………………….. do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày …/…/…….. cấp thay đổi lần thứ … ngày …/…/…………
- Mã số thuế:……………………………
- Địa chỉ trụ sở chính:…………………..
Công ty Chúng tôi xin kính trình bày với quý Cơ quan một việc như sau:
Công ty Chúng tôi được thành lập từ năm ….. và là đơn vị do Chi cục thuế quận …………. quản lý. Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Chúng tôi chưa thực hiện quyết toán thuế lần nào. Nay bằng văn bản này, Chúng tôi kính đề nghị quý Cơ quan xem xét, chấp thuận cho Công ty Chúng tôi được quyết toán thuế tại địa chỉ trụ sở đơn vị:.…………
- Niên độ quyết toán từ năm……..đến…….
- Nội dung xin được quyết toán: ……………………………………………………………………(Thuế GTGT, Thuế TNDN)
- Thời gian xin được quyết toán:..………..
Công ty ……………………………………mong nhận được sự quan tâm, chấp thuận và tạo điều kiện giúp đỡ của quý Cơ quan.
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
- Như trên; CÔNG TY……………………
- Lưu CT
Hướng dẫn làm đơn xin quyết toán thuế mới nhất
Hồ sơ quyết toán thuế cần gì?
Khi doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi. Hồ sơ bao gồm các loại tài liệu chính như:
- Hồ sơ pháp lý: Giấy đăng ký kinh doanh, chứng minh thư của người đại diện, điều lệ công ty, các quy chế tài chính và lương thưởng.
- Hồ sơ khai thuế: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính và quyết toán thuế.
- Hồ sơ nhân sự: Hợp đồng lao động, bảng lương, đăng ký mã số thuế cá nhân và chứng từ bảo hiểm xã hội.
- Hồ sơ công nợ: Hợp đồng kinh tế và biên bản đối chiếu công nợ.
- Hồ sơ vay nợ: Hợp đồng vay và chứng từ thanh toán nợ.
- Hồ sơ kế toán: Hóa đơn, phiếu thu chi, tờ khai hải quan và các bảng kê liên quan.
- Sổ sách kế toán: Sổ nhật ký, sổ cái tài khoản, bảng trích khấu hao và các sổ chi tiết khác.
Việc chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ này giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo quyết toán thuế hiệu quả.
Nộp hồ sơ quyết toán thuế doanh nghiệp ở đâu?
Có 03 hình thức nộp hồ sơ quyết toán thuế cho doanh nghiệp, cụ thể:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Doanh nghiệp có thu nhập từ SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đã đăng ký tại nơi có trụ sở chính thì Kế toán sẽ nộp quyết toán thuế TNDN tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Công chức viên liên quan sẽ đóng dấu và ghi nhận các thông tin liên quan như ngày nộp, số lượng hồ sơ và ghi nhận vào sổ văn thư.
- Nộp gián tiếp qua bưu chính: Cơ quan thuế ghi nhận ngày nhận hồ sơ và thông tin vào sổ sách.
- Nộp trực tiếp qua cổng thông tin website: Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ online, hệ thống sẽ xử lý theo trình tự: tiếp nhận, kiểm tra và chấp nhận hồ sơ.
Quy trình quyết toán thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện quy trình sau để hoàn thành quyết toán thuế:
- B1: Xác định doanh thu.
- B2: Xác định chi phí hợp lý và các khoản thu nhập khác.
- B3: Tính thu nhập chịu thuế.
- B4: Xác định thu nhập được miễn thuế.
- B5: Xác định các khoản lỗ được kết chuyển đúng quy định.
- B6: Tính thu nhập tính thuế.
- B7: Tính thuế TNDN phải nộp.
Các lưu ý khi quyết toán thuế cho doanh nghiệp
Đối với thuế thu nhập cá nhân
Hồ sơ của người lao động bao gồm: sơ yếu lý lịch, chứng minh thư, hợp đồng lao động, hồ sơ người phụ thuộc, bảng lương hàng tháng, chứng từ thanh toán thu nhập, bảng C12 từ cơ quan bảo hiểm, và thỏa ước lao động tập thể.
Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng các khoản chi trả cho người lao động để đảm bảo chính xác và tuân thủ các quy định của hợp đồng lao động cũng như thỏa ước lao động tập thể.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, doanh nghiệp cần tuân thủ các chính sách và quy định liên quan để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch.
Trước hết, cần kiểm tra hợp đồng, phụ lục và chương trình bán hàng để đảm bảo tuân thủ điều khoản và đầy đủ chứng từ theo quy định. Việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng phải tuân theo đúng thời điểm quy định, ví dụ như khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu.
Về mặt số liệu, doanh nghiệp cần kiểm tra tính chính xác của doanh thu và chi phí, đối chiếu chi tiết để tránh ghi nhận thiếu doanh thu hoặc kê khai chi phí không đúng thực tế.
Đối với hóa đơn đầu vào, cần có bằng chứng rõ ràng cho các hóa đơn từ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động, đảm bảo đầy đủ giấy tờ chứng minh hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Thực hiện đúng các bước này giúp doanh nghiệp tránh rủi ro bị kiểm tra, xử phạt và duy trì uy tín trong quá trình quyết toán thuế.
>>> Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
Kết luận
Quyết toán thuế là một quy trình quan trọng đối với cả doanh nghiệp và cá nhân nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật về thuế. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng hạn và tuân thủ quy trình quyết toán sẽ giúp tránh các rủi ro pháp lý và tối ưu hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Theo dõi Sabay để cập nhật các tin tức hữu ích khác bạn nhé!
SABAY – KHÔNG NGỪNG BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM