Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai chiến lược tiếp thị với cách tiếp cận đối lập. Trong khi Outbound Marketing đẩy thông điệp tiếp thị đến khách hàng, Inbound Marketing đặt người tiêu dùng vào trung tâm chiến lược. Cùng Sabay tìm hiểu 2 khái niệm này và phân biệt chúng qua những chia sẻ sau.
Mục lục bài viết
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là một chiến lược marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra nội dung giá trị và trải nghiệm phù hợp. Thay vì quảng cáo trực tiếp và thô bạo, Inbound Marketing giúp khách hàng tìm thấy doanh nghiệp qua các kênh như blog, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Mục tiêu của Inbound Marketing là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích và tạo niềm tin.
>>> Xem thêm: Quỹ lương là gì? Quy định về quỹ lương của doanh nghiệp
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là chiến lược marketing truyền thống tập trung vào việc phát thông điệp ra ngoài để tiếp cận khách hàng. Các phương pháp phổ biến của Outbound Marketing bao gồm quảng cáo trên truyền hình, radio, tờ rơi, email quảng cáo, và cuộc gọi lạnh.
Đây là hình thức marketing chủ động và thường áp đặt, nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng một cách trực tiếp và nhanh chóng.
Phân biệt Inbound Marketing và Outbound Markeitng
Outbound Marketing tiếp cận một chiều – Inbound Marketing tương tác hai chiều
Outbound Marketing là việc doanh nghiệp chủ động truyền thông một chiều đến người dùng, khiến họ phải tiếp nhận thông tin mặc dù không hứng thú.
Ví dụ, quảng cáo trên TV thường làm gián đoạn trải nghiệm xem phim và người xem thường chuyển kênh hoặc tắt TV để tránh.
Trái lại, Inbound Marketing tiếp cận từ nhu cầu của khách hàng và tạo ra nội dung hữu ích để phục vụ nhu cầu đó.
Ví dụ, thay vì quảng cáo trên TV, doanh nghiệp có thể đăng video trên YouTube của mình, nơi khách hàng có thể tìm kiếm thông tin khi có nhu cầu. Nếu nội dung hấp dẫn, khách hàng có thể để lại thông tin liên hệ.
Dạng nội dung truyền tải giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
Outbound Marketing thường tập trung vào việc cung cấp thông tin trực tiếp về sản phẩm (tỷ lệ khoảng 80%), trong khi chỉ khoảng 20% nội dung là hữu ích.
Ngược lại, Inbound Marketing không chỉ giới hạn ở các thông tin cơ bản về sản phẩm trên website (chiếm từ 10-20%), mà còn phát triển nội dung hữu ích trên nhiều chủ đề khác trong ngành để chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn bán bình giữ nhiệt, trong Outbound Marketing, bạn sẽ tập trung vào việc quảng cáo các thông số kỹ thuật và tính năng của sản phẩm. Tuy nhiên, với Inbound Marketing, bạn có thể tạo ra nhiều nội dung hữu ích như ưu nhược điểm khi sử dụng, cách vệ sinh, hoặc phân loại bình giữ nhiệt. Mặc dù không trực tiếp liên quan đến mục tiêu bán hàng, nhưng những nội dung này có thể giúp thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Mục đích của Inbound Marketing là thu hút khách hàng – Outbound Marketing là tìm kiếm khách hàng
Outbound Marketing thường sử dụng mọi phương tiện để “đập” thông tin vào mắt người dùng, nhằm tạo sự chú ý và mong muốn tìm ra khách hàng tiềm năng từ số người nhìn thấy nội dung được quảng cáo.
Ngược lại, Inbound Marketing không lãng phí tài nguyên để tiếp cận những người không có nhu cầu như vậy. Thay vào đó, nó tập trung vào việc thu hút khách hàng tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Inbound Marketing đặt khách hàng làm trung tâm và triển khai mọi hoạt động Marketing dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp nên lựa chọn Inbound hay Outbound Marketing?
Quyết định giữa Inbound và Outbound Marketing phụ thuộc vào ngân sách, mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, và ngành nghề của doanh nghiệp.
Nếu muốn tăng lượng tiếp cận nhanh chóng, Outbound Marketing có thể hữu ích hơn. Tuy nhiên, nếu muốn tạo mối quan hệ lâu dài và tăng cường tương tác, Inbound Marketing là lựa chọn phù hợp hơn. Đối với ngân sách thấp và đối tượng khách hàng muốn tự tìm hiểu sản phẩm, Inbound Marketing có thể hiệu quả hơn.
3 bước thực hiện Inbound Marketing
Bước 1: Tìm kiếm chiến lược phù hợp đối với tình hình của doanh nghiệp
Xây dựng trang blog riêng của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều cần có một trang web riêng khi hoạt động. Trang web này giống như việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên mạng xã hội, tương tự như việc đặt một cửa hàng tại một tỉnh thành để khách hàng có thể tìm hiểu và tham quan (theo mô hình inbound marketing). Việc tạo ra một trang blog riêng giúp khách hàng dễ dàng theo dõi các thông tin mới nhất của doanh nghiệp.
Thực hiện tối ưu hóa nội dung giúp khách hàng có thể tìm kiếm thông tin
Hiện nay, các thông tin tìm kiếm của khách hàng đã được Google tối ưu hóa bằng thuật toán. Do vậy, doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng tối ưu công cụ SEO sẽ giúp khách hàng chú ý đến nhanh chóng hơn. Đây là một hình thức tiếp thị hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thúc đẩy các chiến lược kinh doanh lâu dài.
Đẩy mạnh quảng bá thông tin đến tận tay khách hàng
Các hình thức quảng cáo truyền thống chưa thực sự lỗi thời mà chỉ chiếm phần nhỏ trong kế hoạch quảng cáo. Poster và tờ rơi quảng cáo vẫn giúp ích cho truyền thông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay, cách tiếp cận theo inbound marketing đã nhanh gọn và tiết kiệm hơn. Dựa trên nền tảng trang web doanh nghiệp, các poster được thiết kế sẽ trực tiếp xuất hiện ở đầu trang, thu hút sự chú ý của khách hàng khi truy cập và tìm kiếm thông tin.
Làm mới và nâng cao chất lượng nội dung các chiến dịch
Để thu hút sự quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng nội dung truyền đạt. Giá trị nội dung của mỗi website là yếu tố mà khách hàng luôn chú ý, do vậy, đầu tư nhiều chất xám vào đây sẽ mang lại những giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Lúc này, chiến lược inbound marketing cụ thể sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.
Bước 2: Nhìn nhận và thay đổi những chiến lược cũ lỗi thời sang chiến lược mới
2 Mục tiêu chính trong giai đoạn này:
- Tăng tương tác: Duy trì sự ưu thích của khách hàng sau giai đoạn thu hút bằng các công cụ như chatbot, email, live chat, hoặc messaging apps. Thực hiện các webinar hướng dẫn, chỉ dẫn khách hàng giải quyết vấn đề họ đang gặp cũng là cách hiệu quả để tăng sự tương tác.
- Thúc đẩy chuyển đổi: Tăng sự hứng thú và mong muốn sử dụng sản phẩm bằng cách cung cấp các bản demo, dùng thử sản phẩm để khách hàng có thể cảm nhận trực tiếp về sản phẩm của công ty. Các hoạt động cụ thể bao gồm:
Call to action
Để gắn kết người truy cập vào website, bạn cần khuyến khích họ thực hiện các hành động (action). Call-to-action (CTA) là các nút hoặc liên kết thúc đẩy người truy cập thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như “Tải tài liệu miễn phí” hoặc “Đăng ký tham gia Webinar”. Nếu CTA của bạn không đủ hấp dẫn hoặc không thúc đẩy hành động, bạn sẽ khó biến người dùng trở thành khách hàng tiềm năng.
CTA cần phải có tính cấp bách, mang lại giá trị thực sự và, quan trọng nhất, phải liên quan đến nội dung để thôi thúc người dùng hành động mà không tạo cảm giác phức tạp. Nút CTA nên được đặt ở cuối nội dung bài viết, ở phía bên phải sau khi bạn truyền tải thông điệp chính. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chèn nhiều CTA xuyên suốt nội dung, đặc biệt là trong các bài viết dài.
Ví dụ: Giả sử Mai tìm thấy một bài viết blog trên website của bạn về “5 cách đơn giản giảm stress hàng ngày”. CTA của bài viết có thể là một lời mời xem bộ video miễn phí về cách tạo tư thế yoga tốt nhất để giảm stress.
Landing page
CTA tập trung vào nội dung thường đưa khách hàng tiềm năng đến một trang landing page. Landing page là trang tách rời, chủ yếu thuyết phục người dùng điền thông tin vào form (chuyển đổi) để cung cấp nội dung dài hơn và liên quan hơn so với nội dung gốc.
Landing page nên tiếp tục truyền tải thông điệp của CTA, gợi mở nội dung mà không cung cấp đầy đủ thông tin. Trang này luôn cố định so với phần còn lại của website.
Landing page nên:
- Đơn giản
- Gọn gàng
- Thiết kế bắt mắt
Điều này giúp giảm sự xao nhãng và tập trung người dùng vào lời đề xuất trước đó.
Mục đích của landing page là thu thập thông tin liên hệ của người dùng để trao đổi bằng nội dung, thường gọi là lead – thông tin đối tượng mục tiêu.
Quy trình tự động hóa
Đẩy mạnh quy trình tự động hóa là một thế mạnh doanh nghiệp cần phát huy. Các chương trình tự động sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc xử lý lượng thông tin khổng lồ đổ về hàng ngày.
Bước 3: Áp dụng các phương pháp phân tích thị trường cho chiến dịch
Hiện nay, bảng dữ liệu và biểu đồ là những công cụ trực quan quan trọng nhất giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ và theo dõi quá trình phát triển qua từng giai đoạn. Công cụ phân tích thị trường dựa trên hình ảnh sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc lập kế hoạch chiến dịch inbound marketing dài hạn.
Inbound marketing là một phương pháp toàn diện, bao gồm các quy trình và công cụ đã đề cập, giúp chuyển đổi từ người lạ thành Lead, khách hàng tiềm năng, và cuối cùng là khách hàng hạnh phúc.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả khi được triển khai, áp dụng và liên tục cải tiến. Bạn có thể bắt đầu triển khai inbound marketing bằng cách sử dụng các công cụ và ứng dụng để tạo ra và chia sẻ nội dung hấp dẫn đến đúng đối tượng khách hàng, qua các kênh phân phối phù hợp và vào thời điểm thích hợp trong quá trình mua hàng.
>>> Xem thêm: Kaizen là gì? 7 bước triển khai Kaizen trong doanh nghiệp
Kết luận
Inbound Marketing và Outbound Marketing đều có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và thay đổi trong hành vi tiêu dùng, Inbound Marketing đang ngày càng được ưa chuộng hơn.
Theo dõi Sabay để cập nhật tin tức hữu ích bạn nha!
SABAY – VĂN PHÒNG SÂN BAY
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM