Làm thế nào để thành lập công ty Startup? Hồ sơ như nào? Quy trình ra sao? Có những lưu ý gì trong quá trình thành lập? Cùng Sabay tham khảo những chia sẻ sau để biết thêm chi tiết!
Mục lục bài viết
Công ty Startup là gì?
Công ty Startup là một loại hình doanh nghiệp mới được thành lập, thường là nhỏ và đang hoạt động trong lĩnh vực đổi mới và sáng tạo. Các công ty Startup thường tập trung vào việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thường là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ y tế, công nghệ môi trường, thương mại điện tử và các lĩnh vực có tính đột phá cao khác.
Startup thường là các doanh nghiệp mới được thành lập bởi các nhà sáng lập có ý tưởng đột phá và tiềm năng phát triển cao. Đặc điểm nổi bật của Startup là sự tập trung vào việc thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới có tính sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
>>> Xem thêm: Top 05 nhà sách nổi tiếng tại Tân Bình
Các loại hình doanh nghiệp Startup
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong các loại hình doanh nghiệp hợp pháp được thành lập bởi một hoặc nhiều thành viên. Mỗi thành viên sẽ đóng góp số vốn cho công ty và chịu trách nhiệm về số vốn mà mình đóng góp. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tính linh hoạt cao, chủ sở hữu và quản lý công ty hoạt động độc lập.
Công ty TNHH bao gồm 2 loại hình phổ biến:
- Công ty TNHH Một thành viên (1TV): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (LLC) là loại hình doanh nghiệp hợp pháp có chỉ có một chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ đóng góp số vốn cho công ty và chịu trách nhiệm về số vốn mà mình đóng góp. Đây là hình thức doanh nghiệp được đơn giản hóa nhất, giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý doanh nghiệp của mình.
- Công ty TNHH Hai thành viên trở lên (2TV): Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là hình thức doanh nghiệp hợp pháp, tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng có hai thành viên trở lên. Các thành viên sẽ đóng góp số vốn cho công ty và chịu trách nhiệm về số vốn mà mình đóng góp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là hình thức doanh nghiệp linh hoạt, đồng thời giúp giảm thiểu rủi ro cho các thành viên.
Công ty Cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP) là một trong các loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng khá đông trên thị trường. CTCP là loại hình doanh nghiệp được hình thành từ sự góp vốn của nhiều cổ đông khác nhau.
Các cổ đông trong CTCP sẽ sở hữu cổ phần của công ty và chịu trách nhiệm với số vốn mà mình đóng góp. CTCP có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông hoặc nhà đầu tư khác.
Công ty Hợp danh
Công ty hợp danh cũng là một trong các loại hình phổ biến tại Việt Nam. Công ty hợp danh là hình thức doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên. Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về tài sản công ty bằng số vốn mà mình đóng góp. Các thành viên trong công ty hợp danh có quyền ra quyết định quan trọng, đóng góp ý kiến vào quản lý công ty.
Doanh nghiệp tư nhân
Một trong các loại hình công ty phổ biến nhất tại Việt Nam phải kể đến doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu.
Chủ sở hữu DNTN sẽ đóng góp vốn và chịu trách nhiệm về tài sản của công ty. Doanh nghiệp tư nhân được coi là đơn giản, linh hoạt và dễ dàng quản lý.
Thủ tục thành lập công ty Startup
Việc thành lập một công ty Startup đòi hỏi quy trình và thủ tục cụ thể để đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp diễn ra hợp pháp và suôn sẻ. Dưới đây là một số bước quan trọng trong quy trình thành lập công ty Startup:
Hồ sơ thành lập công ty Startup
Để thành lập công ty Startup, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với: chủ doanh nghiệp, thành viên, cổ đông là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên, cổ đông là tổ chức
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của thành viên, cổ đông là tổ chức
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Quy trình thành lập công ty Startup
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, doanh nghiệp phải trải qua các bước sau để hoàn tất thủ tục thành lập công ty:
Bước 1: Chuẩn bị địa chỉ và tên công ty
Doanh nghiệp cần chuẩn bị địa điểm kinh doanh đáp ứng các yêu cầu về phép luật. Ngoài việc thuê văn phòng, doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ công ty tại nhà riêng, tại địa chỉ chính xác, rõ ràng trong lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ kinh doanh của công ty không được đặt tại chung cư, nhà tập thể hoặc các khu vực bị cấm.
Sau khi lựa chọn địa chỉ làm trụ sở doanh nghiệp, Startup cần lưu ý trong quá trình đặt tên công ty: không đặt trùng tên với doanh nghiệp khác, không sử dụng tên dễ gây nhầm lẫn với các cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước, không sử dụng tên công ty vi phạm pháp luật, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục,…
Bước 2: Chọn loại hình doanh nghiệp và người đại diện pháp luật
Như đã kể trên, công ty Startup có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như: công ty Cổ phần, công ty Hợp danh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,… Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện riêng, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Cũng như loại hình doanh nghiệp, công ty Startup cần lựa chọn một người đại diện đủ điều kiện, có khả năng đưa ra quyết định cho doanh nghiệp. Người đại diện cho doanh nghiệp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các doanh nghiệp. Người đại diện doanh nghiệp có thể là một hoặc nhiều người, số lượng và chức danh của người đại diện được quy định dựa theo điều lệ của công ty.
Bước 3: Chuẩn bị vốn tốn thiểu và khai vốn điều lệ
Tùy vào điều kiện và ngành nghề đăng ký, doanh nghiệp có thể chuẩn bị vốn điều lệ khác nhau. Dù thế nào đi nữa, việc thành lập công ty cũng tốn không ít chi phí. Để sẵn sàng thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tập thể cần chuẩn bị đầy đủ vốn cần thiết.
Bước 4: Lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp Startuo cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý là nếu ngành nghề đó là ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nhưng nếu đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề như điều kiện về vốn hay điều kiện về chứng chỉ, giấy phép.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo những giasaays tờ mà Sabay đã nêu trên.
Bước 6: Nộp hồ sơ và chờ kết quả
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Sau khi nộp hồ sơ, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau 3-5 ngày làm việc.
Bước 7: Đăng ký công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Khi nhận được kết quả chấp thuận từ Sở, doanh nghiệp cần tiến hành làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Trong vòng 30 ngày làm việc, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị nội dung sau để công bố doanh nghiệp: ngành, nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Lưu ý khi thành lập công ty Startup
Lưu ý về việc kê khai thuế
Công ty Startup cần nắm rõ các quy định về kê khai thuế và thời hạn nộp thuế. Tránh vi phạm pháp luật liên quan đến thuế để tránh những rủi ro pháp lý và tránh bị xử phạt từ cơ quan thuế.
Những loại thuế cần đóng trong quá trình hoạt động doanh nghiệp bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế môn bài;
- …
Lưu ý về việc khắc con dấu
Con dấu của công ty là một phần quan trọng trong các giao dịch pháp lý. Cần chắc chắn rằng con dấu được làm đúng quy định và giữ gìn cẩn thận để tránh việc mất mát hoặc sử dụng sai mục đích. Qúa trình khắc dấu sẽ được thực hiện sau khi có mã số thuế. Hình thức, số lượng con dấu sẽ do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên cần phải tuân theo một số quy định của pháp luật.
Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp cần thực hiện công bố mẫu dấu trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Lưu ý khi đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty
Việc chọn ngân hàng và mở tài khoản doanh nghiệp cần được thực hiện cẩn thận. Cần tìm hiểu kỹ về các dịch vụ ngân hàng, phí dịch vụ và các điều khoản liên quan khác để chọn ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của công ty.
Lưu ý khi treo bảng hiệu doanh nghiệp
Nếu có nhu cầu treo bảng hiệu quảng cáo thương hiệu công ty, cần tuân thủ các quy định về quảng cáo của cơ quan chức năng và chọn vị trí treo phù hợp để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.
Lưu ý về quá trình góp vốn
Nếu có nhu cầu huy động vốn từ đối tác hoặc nhà đầu tư, cần lưu ý về việc lựa chọn hình thức góp vốn, quyền lợi và trách nhiệm của các bên để tránh tranh chấp sau này.
Các thành viên, cổ đông góp vốn phải thực hiện góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong vòng 90 ngày sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Những cổ đông, thành viên góp vốn có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ vốn đã góp. Tài sản góp vốn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật: là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tư do chuyển đổi, vàng, được thẩm định và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
>>> Xem thêm: Top 10 ngành nghề thuộc lĩnh vực An ninh quốc phòng
Kết luận
Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích nhất!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM