Công ty thiết kế nội thất là gì? Thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất như thế nào? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ trong bài viết sau!
Mục lục bài viết
Công ty nội thất là gì?
Công ty nội thất là một loại doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, và cung cấp các sản phẩm nội thất. Công ty này tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm và không gian nội thất đa dạng như bàn, ghế, tủ, giường, kệ sách, vật liệu trang trí và các phụ kiện khác để trang trí và nâng cao chất lượng sống và làm việc cho khách hàng.
Công ty nội thất có thể làm việc với các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và tổ chức để thiết kế và sản xuất nội thất theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Đối với khách hàng, công ty nội thất cung cấp các giải pháp thiết kế, tư vấn, và dịch vụ chuyên nghiệp để tạo ra không gian sống và làm việc đẹp mắt, tiện nghi và phù hợp với phong cách và sở thích cá nhân.
Điều kiện thành lập công ty thiết kế nội thất
Để thành lập một công ty thiết kế nội thất, bạn cần tuân thủ các điều kiện và quy định pháp luật. Theo điểm d khoản 2 điều 19 Luật Kiến trúc 2019, kinh doanh dịch vụ kiến trúc được xếp trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thành lập công ty thiết kế nội thất, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Luật Kiến trúc 2019 bao gồm:
Điều 21: Điều kiện hành nghề kiến trúc
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc, cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.
Điều 33: Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức ngành nghề kiến trúc
1. Điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Thông báo thông tin quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.
2. Tổ chức hành nghề kiến trúc gồm văn phòng kiến trúc sư, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp khác được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Văn phòng kiến trúc sư do kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Gợi ý các cách đặt tên công ty hay
Thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất
Hồ sơ thành lập công ty thiết kế nội thất
Để thành lập một công ty thiết kế nội thất, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để đăng ký thành lập và xin cấp giấy phép hoạt động. Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, dưới đây là một số hồ sơ cơ bản bạn cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị thành lập công ty thiết kế nội thất, bao gồm thông tin về tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và chữ ký của người đại diện.
- Điều lệ công ty (có đủ chữ ký của các thành viên, cổ đông công ty).
- Danh sách các thành viên, cổ đông công ty.
- Bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân của người đại diện công ty như CMND hoặc hộ chiếu.
- Bản sao công chứng Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đi kèm là bản sao công chứng CCCD/CMND của người đại diện theo ủy quyền của thành viên góp vốn là tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ doanh nghiệp thì cần chuẩn bị thêm giấy ủy quyền và bản sao công chứng CCCD/CMND của người được ủy quyền.
Quy trình thành lập công ty thiết kế nội thất
Doanh nghiệp có yêu cầu đăng ký thành lập công ty thiết kế nội thất cần trải qua những quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cần thiết như Sabay đã nêu trên. Lưu ý những ai được ủy quyền nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch & đầu tư phải chuẩn bị thêm giấy ủy quyền nộp hồ sơ và bản sao có công chứng của CCCD/CMND.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở KHĐT. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký trực tuyến qua mạng.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, trong vòng 3-5 ngày làm việc, phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT sẽ trả kết quả về cho doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, sở KHĐT sẽ gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi. Lúc này, doanh nghiệp cần thực hiện sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu và gửi lại hồ sơ đăng ký.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tự thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp không thực hiện công bố thông tin đăng ký đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 1 triệu – 2 triệu động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp buộc phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trneen Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Các thủ tục sau khi công bố doanh nghiệp
Sau khi công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các bước sau để hoàn tất quá trình thành lập công ty:
- Khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp.
- Treo biến tên doanh nghiệp tại trụ sở công ty.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
- Đăng ký chữ ký số.
- Kê khai, nộp thuế môn bài.
- Góp vốn đầy đủ từ các thành viên trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Lưu ý khi thành lập công ty thiết kế nội thất
Khi thành lập một công ty thiết kế nội thất, có một số lưu ý quan trọng cần được xem xét để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và thành công. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Lưu ý về tên công ty
Một số lưu ý khi chọn tên công ty bao gồm:
- Tên công ty bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt không được trùng, gây nhầm lẫn hoặc vi phạm quyền sở hữu của những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Tên công ty phải đầy đủ 2 phần bao gồm: Công ty TNHH/công ty Cổ phần + Tên riêng.
- Tên công ty phải được đặt đúng thuần phong mỹ tục, không được vi phạm các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa.
- Tên công ty cần được đặt ngắn gọn, dễ nhớ, gắn liền với ngành nghề đăng ký.
Lưu ý về địa chỉ công ty
Doanh nghiệp cần chọn địa chỉ công ty phù hợp và thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Địa chỉ này nên đáp ứng các yêu cầu về pháp lý và cơ sở hạ tầng, đồng thời phù hợp với hình ảnh và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Quy định cụ thể về địa chỉ công ty bao gồm:
- Trụ sở công ty phải đặt tại một địa chỉ cụ thể, chính xác, KHÔNG ĐƯỢC là địa chỉ ảo, địa chỉ không tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đối với các doanh nghiệp thuê văn phòng, thuê đất để đặt trụ sở công ty thì cần phải cung cấp thêm giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản như sổ đỏ, hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng thuê/mướn nhà.
- Địa chỉ công ty KHÔNG ĐƯỢC đặt tại những nơi không có chức năng phục vụ kinh doanh như chung cư, nhà ở tập thể.
Lưu ý về vốn điều lệ
Doanh nghiệp cần xác định số vốn điều lệ cần thiết để thành lập và vận hành công ty. Điều này bao gồm việc xem xét các yêu cầu về vốn tối thiểu, cân nhắc nguồn tài chính và xác định cách quản lý vốn điều lệ một cách hiệu quả.
Với mức vốn điều lệ khác nhau, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế môn bài với các mức khác nhau:
Bậc thuế | Vốn điều lệ đăng ký | Mức thuế/năm |
Bậc 1 | Trên 10 tỷ đồng | 3.000.000 đồng |
Bậc 2 | Từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2.000.000 đồng |
Bậc 3 | Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác | 1.000.000 đồng |
Lưu ý về ngành nghề đăng ký
Doanh nghiệp cần chọn ngành nghề đăng ký phù hợp với hoạt động thiết kế nội thất của công ty. Điều này đảm bảo rằng công ty sẽ được đăng ký và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực mong muốn.
Đối với lĩnh vực thiết kế nội thất, doanh nghiệp có thể tham khảo các mã ngành và các ngành sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Xây dựng nhà các loại | 4100 |
2. | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác | 4290 |
3. | Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
4. | Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí | 4322 |
5. | Hoàn thiện công trình xây dựng | 4330 |
6. | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất | 4649 |
7. | Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh | 4759 |
8. | Hoạt động thiết kế chuyên dụng Chi tiết: – Hoạt động trang trí nội thất. | 7410 |
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty Startup mới nhất 2023
Kết luận
Thành lập công ty thiết kế nội thất là một quá trình phức tạp nhưng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển cho doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên của Sabay sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác, đừng quên theo dõi Sabay bạn nhé!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM