Trải nghiệm nhân viên là gì? 5 bước hành trình trải nghiệm nhân viên

Trải nghiệm nhân viên không chỉ đơn giản là một khái niệm, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức hiệu quả và hấp dẫn. Đã lâu rồi, không chỉ mức lương và chế độ đã quyết định sự hài lòng của nhân viên. Trải nghiệm nhân viên điểm tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển và sáng tạo, và giữ chân tài năng trong tổ chức. Cùng Sabay khám phá khái niệm Trải nghiệm nhân viên là gì và hành trình trải nghiệm của các nhân viên tại doanh nghiệp.

Trải nghiệm nhân viên là gì?

Trải nghiệm nhân viên – “Employee Experience” (EX), là cảm giác và quan điểm cá nhân của một nhân viên về môi trường làm việc và sự kết nối với tổ chức mà họ làm việc. Đây là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống làm việc của một người, bao gồm các yếu tố như môi trường làm việc, nền tảng công việc, cơ hội phát triển, hỗ trợ từ tổ chức, và mức độ tự hào về công việc của họ.

Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên là gì?

Trải nghiệm nhân viên bao gồm:

  • Trải nghiệm công việc (Procedural Employee Experience – PEX): điểm chạm của hân viên đối với công việc mà họ đang đảm nhận. PEX tốt thể hiện công việc có mục tiêu, quy trình rõ ràng, giúp nhân viên phát huy được hết năng lực của bản thân.
  • Trải nghiệm môi trường (Textural Employee Experience – TEX): là trải nghiệm của nhân viên đối với các yếu tố như môi trường làm việc, quy định, phong cách làm việc của tổ chức.
  • Trải nghiệm cảm xúc (Emotional Employee Experience – EEX): là cảm nhận, suy nghĩ của nhân viên đối với công việc, công ty, đồng nghiệp…

Khi tổ chức tạo ra một trải nghiệm nhân viên tích cực, họ thường thúc đẩy sự cam kết của nhân viên và tạo nên môi trường làm việc cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc thu hút và duy trì nhân tài, tăng cường hiệu suất làm việc và đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức.

>>> Xem thêm: Back office là gì? 5 vị trí thường gặp trong Back office

Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên đối với doanh nghiệp không thể bị xem nhẹ. Dưới đây là một số điểm quan trọng để hiểu tại sao trải nghiệm nhân viên là yếu tố then chốt cho sự thành công của một tổ chức:

Tạo sự sáng tạo và hiệu suất

Trải nghiệm tích cực có thể thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao hiệu suất làm việc. Nhân viên hạnh phúc và tự tin thường có năng lực sáng tạo tốt hơn.

Để đạt được những mục tiêu trên, doanh nghiệp không thể thiếu đi sự phối hợp của các phòng ban, nhân viên & công ty với nhau. Sự gắn kết này sẽ là tiền đề tạo nên trải nghiệm nhân viên tích cực. Từ đó, nhân viên sẽ có thêm tinh thần và động lực để hoàn thành mục tiêu của mình.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trải nghiệm nhân viên tốt giúp gia tăng hiệu suất làm việc, mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể. Việc quan tâm đến trải nghiệm nhân viên sẽ khiến nhân lực của doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong quá trình làm việc. Về lâu dài, những trải nghiệm tích cực này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên đối với doanh nghiệp

Thúc đẩy hình ảnh thương hiệu

Trải nghiệm nhân viên tốt không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên hiện tại mà còn tạo dấu ấn tích cực trong việc thu hút nhân viên mới. Điều này tạo hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc tìm kiếm ứng viên và thu hút nhiều nhân tài trong tương lai.

Giảm chi phí

Trải nghiệm nhân viên tốt khiến nhân viên của bạn cảm thấy mình và doanh nghiệp cùng hướng đến những mục đích chung, có cơ hội gắn bó lâu dài. Giữ lại nhân tài và giảm tỷ lệ nghỉ việc sẽ giúp giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Hành trình trải nghiệm nhân viên

Hành trình trải nghiệm nhân viên là một quá trình mà nhân viên trải qua trong suốt thời gian làm việc tại một tổ chức. Nó có thể được chia thành nhiều bước quan trọng để hiểu rõ hơn về cách một nhân viên tương tác với tổ chức và trải qua sự phát triển trong công việc.

Bước 1: Giai đoạn tuyển dụng

Ở bước này, nhân viên tiềm năng đã được tuyển dụng và bắt đầu tạo nên một ấn tượng về tổ chức. Trải nghiệm tại giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự quyết định cuối cùng của họ về việc làm.

Giai đoạn tuyển dụng bao gồm:

  • Đăng tin tuyển dụng
  • Chọn lọc CV phù hợp
  • Thông báo kết quả sơ tuyển
  • Phỏng vấn
  • Thông báo kết quả phỏng vấn
Đăng tin tuyển dụngMô tả công việc phải ngắn gọn, không lan man, thể hiện đúng trọng tâm. Nội dung cần đầy đủ: Yêu cầu ứng viên, mô tả vị trí, các quyền lợi được hưởng.Trong quá trình nhận hồ sơ, nếu ứng viên có thắc mắc thì nhà tuyển dụng cần làm giải thích rõ ràng, hỗ trợ nhiệt tình với thái độ tích cực.
Sàng lọc CVĐây là hoạt động diễn ra trong nội bộ không ảnh hưởng tới trải nghiệm ứng viên.
Thông báo kết quả sơ tuyểnChuẩn bị chỉn chu một mẫu thông báo kết quả sơ tuyển đến những ứng viên đạt chuẩn.Lưu ý, mẫu cần truyền đạt đầy đủ thông tin ứng viên phải chuẩn bị cho vòng tiếp theo.
Tiến hành phỏng vấnĐể thể hiện tác phong chuyên nghiệp của hội đồng tuyển dụng trước ứng viên, cần chuẩn bị những điều sau:

  • Không gian yên tĩnh, tiện cho việc trao đổi
  • Sắp xếp các công việc khác để đến nơi phỏng vấn đúng giờ
  • Có thái độ thân thiện, tôn trọng ứng viên khi phỏng vấn
  • Chia sẻ thẳng thắn về giá trị cốt lõi cũng như định hướng chiến lược của công ty
Thông báo kết quả sau phỏng vấnDoanh nghiệp có thể chọn thông báo qua email hoặc điện thoại. Tuy nhiên nên thông báo trước khoảng thời gian có kết quả để ứng viên lưu ý.

Bước 2: Giai đoạn hội nhập

Khi nhân viên mới bắt đầu làm việc, giai đoạn hội nhập trở nên quan trọng. Họ cần được doanh nghiệp hỗ trợ và hướng dẫn để cảm thấy thoải mái và làm quen với môi trường làm việc mới.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể xây dựng theo các bước sau:

Giới thiệu với các phòng ban trong công tyHR đưa nhân viên đi tham quan không gian làm việc và giới thiệu nhân sự mới cho các phòng ban.Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và được chào đón, không bị bỡ ngỡ.
Tổ chức các buổi đào tạo về văn hóa doanh nghiệpCác buổi đào tạo sẽ do Phòng nhân sự đảm nhận, nội dung bao gồm các quy định chung của công ty, các chính sách phúc lợi và quy chế thưởng phạt.Ngoài ra, lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh cũng là nội dung quan trọng cần đào tạo.
Cho nhân viên mới làm quen với công việcHoạt động do nhân viên hoặc quản lý cùng phòng ban đảm nhiệm. Mục đích chính là hướng dẫn những đầu việc chính cho nhân viên mới.

Bước 3: Giai đoạn thăng tiến & phát triển

Trong quá trình làm việc, nhân viên cần có cơ hội thăng tiến và phát triển kỹ năng. Điều này đòi hỏi sự đầu tư của tổ chức vào việc đào tạo và phát triển.

Với những nhân viên đang bộc lộ năng lực làm việc tốt, phòng Nhân sự & Ban lãnh đạo cần phải:

  • Xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp cho nhân viên.
  • Theo dõi, đánh giá người lao động thông qua chất lượng và thái độ làm việc.
  • Trao đổi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên về vấn đề thăng tiến trong tương lai.
  • Tạo cơ hội để nhân viên được trải nghiệm và học hỏi thêm.
Hành trình trải nghiệm nhân viên
Hành trình trải nghiệm nhân viên

Bước 4: Giai đoạn giữ chân người tài & cán bộ nòng cốt

Để giữ lại nhân viên tài năng, tổ chức cần tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Giữ chân nhân tài là một phần quan trọng của hành trình.

Doanh nghiệp cần có những chính sách đào tạo và đãi ngộ đặc biệt đối với nhân viên. Từ đó khuyến khích họ nỗ lực làm việc và gắn bó với doanh nghiệp.

Bước 5: Giai đoạn rời bỏ tổ chức

Khi nhân viên quyết định rời bỏ tổ chức, quá trình này cũng có tác động đáng kể đến cả nhân viên lẫn tổ chức. Cách tổ chức xử lý việc nghỉ việc và tạo điều kiện tốt cho việc ra đi cũng quan trọng.

Doanh nghiệp nên tiến hành trao đổi trước với nhân sự để hiểu thêm về nguyên nhân họ quyết định nghỉ việc. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những phương hướng nhất định để tối ưu trải nghiệm nhân sự tại doanh nghiệp.

Hành trình trải nghiệm nhân viên không chỉ là quá trình tuyển dụng và làm việc mà còn là việc xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa nhân viên và tổ chức.

3 bí quyết cải thiện trải nghiệm nhân viên

Để cải thiện trải nghiệm của nhân viên, bạn có thể áp dụng những bí quyết sau:

Thu thập & phân tích kỳ vọng của nhân viên

Để thiết kế trải nghiệm nhân viên một cách phù hợp, doanh nghiệp cần thu thập & phân tích kỳ vọng của nhân viên. Cụ thể:

  • Tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện ý kiến và mong muốn của họ.
  • Lắng nghe chân thành để hiểu rõ những gì họ mong đợi từ công việc và tổ chức.
  • Xác định những mục tiêu cá nhân và sự phát triển mà họ mong muốn.

Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thấu hiểu hơn về kỳ vọng của các nhân viên. Từ đó, các ban lãnh đạo sẽ có phương án thiết kế và cải thiện trải nghiệm nhân viên một cách chi tiết hơn.

Cá nhân hóa trải nghiệm nhân viên nhờ Emplyee Persona

Trong doanh nghiệp, quá trình từ nhân viên mới cho đến khi thăng chức hoặc nghỉ việc thường theo quy trình tiêu chuẩn, không phân biệt. Tuy điều này tạo tính công bằng nhưng không cá nhân hóa trải nghiệm nhân viên.

Để cải thiện trải nghiệm nhân viên, doanh nghiệp có thể sử dụng “Employee Persona,” tương tự như cách “Customer Persona” dùng trong marketing. Đây là một mô hình giả định về nhân viên mẫu, được xây dựng dựa trên phân tích thông tin nhân viên. Employee Persona giúp tạo ra trải nghiệm nhân viên cá nhân hóa và tăng sự hài lòng của họ.

Một số biện pháp cá nhân hóa trải nghiệm nhân viên bao gồm:

  • Tạo môi trường linh hoạt để phù hợp với nhu cầu riêng của từng nhân viên.
  • Cung cấp các phúc lợi và chương trình động viên cá nhân như tài trợ học tập hoặc thời gian làm việc linh hoạt.
  • Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định và tự quản lý công việc của họ.
3 bí quyết cải thiện trải nghiệm nhân viên
3 bí quyết cải thiện trải nghiệm nhân viên

Xác định những điều cần ưu tiên trong vòng đời nhân viên

Doanh nghiệp cần:

  • Hiểu rõ các giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của nhân viên và tạo cơ hội để họ phát triển ở mỗi giai đoạn đó.
  • Hỗ trợ sự phát triển cá nhân, đào tạo và thăng tiến dựa trên các mục tiêu dài hạn của nhân viên.
  • Tạo điều kiện cho nhân viên giữ chân trong tổ chức bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ khi họ thay đổi vai trò hoặc mục tiêu.

Những bí quyết này giúp xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo động lực cho nhân viên, và cải thiện trải nghiệm làm việc, đồng thời giữ chân nhân tài quan trọng trong tổ chức.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp số là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp số

Kết luận

Bằng việc lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển, và tạo sự cá nhân hóa trong quá trình làm việc, bạn có thể đảm bảo rằng tổ chức của mình có thể thu hút, duy trì và phát triển những nhân tài xuất sắc. Điều này có lợi cho cả nhân viên và sự phát triển bền vững của tổ chức.
Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích bạn nha!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (166 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng