Khởi nghiệp không bao giờ là dễ đối với những người mới bắt đầu. Để đưa một ý tưởng từ trên giấy ra ngoài đời thực và tiến hành kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ, doanh nghiệp phải trải qua không ít khó khăn và thử thách.
Với 13 bước cần thiết khi bắt đầu khởi nghiệp của Sabay, các nhà quản trị sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình và những lưu ý cần thiết trong quá trình khởi nghiệp. Theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi:
Mục lục bài viết
Bước 1: Xác định mục tiêu
Để bắt đầu kinh doanh một sản phẩm/ dịch vụ hay bắt đầu thành lập doanh nghiệp, người chủ cần xác định mục tiêu cần làm. Những mục tiêu này sẽ là tiền đề xác định hướng đi cho tương lai của doanh nghiệp.
Khi xác định mục tiêu, bạn cần phải xây dựng mục tiêu trong ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạng kéo dài từ 2-3 năm, hoặc dài hạn lên tới 10 năm. Khi xác định mục tiêu của doanh nghiệp, người chủ cần xác định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường, mục đích kinh doanh của bạn là gì? Cốt lõi, giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.
Ngay từ khi bắt đầu, bạn cần vạch rõ các mục tiêu của mình một cách chi tiết để có hướng đi đúng đắn.
Bước 2: Nghiên cứu lợi thế, khó khăn của doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải
Trong quá trình kinh doanh, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, nhà quản trị cần dự đoán trước những lợi thế, những khó khăn mà doanh nghiệp có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, lên kế hoạch hoặc có sự chuẩn bị để đối mặt với các tình huống khó khăn này.
Khi biết trước những khó khăn của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ biết cách giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất. Do đó, việc nghiên cứu tình hình doanh nghiệp, tình hình thị trường và có kế hoạch sẵn sàng đón nhận những khó khăn hay thử thách là điều giúp doanh nghiệp thành công trong tương lai.
Bên cạnh việc nghiên cứu về thị trường, doanh nghiệp bạn cũng không nên bỏ qua từng bước đi của đối thủ. Bên cạnh đó, các chính sách của ngành, của nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp của bạn. Nhà quản trị phải luôn có kế hoạch dự phòng và khoản chi phí dự trù khi có rủi ro xảy đến.
>>> Xem thêm: Cách chọn màu sơn cho văn phòng làm việc
Bước 3: Tìm ý tưởng phù hợp
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, việc đưa ra các ý tưởng phù hợp để kinh doanh, hoạt động là điều không thể bỏ qua. Có nhiều ý tưởng hay đôi khi không thể thực hiện bằng một ý tưởng phù hợp với doanh nghiệp.
Để bắt đầu kinh doanh, bạn co thể suy nghĩ những ý tưởng đơn giản nhất, bắt nguồn từ bản thân, môi trường xung quanh. Từ đó, tìm ra giải pháp hoặc đưa ra sản phẩm tối ưu nhất để giải quyết những điều đó.
Những ý tưởng kinh doanh không nên quá xa vời hoặc không gắn liền với thực tiễn. Bạn nên xem xét về tính khả thi của nó và có sự sáng tạo phù hợp. Nếu kinh doanh một thứ gì đó mà mình không hề biết, chắc chắn bạn sẽ không thành công được.
Ví dụ: Founder Aaron Krause là người đã phát minh ra miếng bọt biển vệ sinh. Bằng cách sử dụng một chất liệu vô cùng đặc biệt, sản phẩm này đã giúp cho việc cọ rửa hằng ngày trở nên dễ dàng hơn.
Bước 4: Lấy ý tưởng từ việc phỏng vấn khách hàng
Bất cứ việc kinh doanh nào cũng nên xuất phát từ nhu cầu thực tế. Để có được một ý tưởng kinh doanh hay, bạn cần phải tìm cho mình một nhóm khách hàng tiềm năng. Hãy tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến khảo sát của họ về những ý tưởng, sản phẩm mà mình định kinh doanh. Từ đó xem xét nhu cầu, chất lượng và mong muốn của họ.
Những thông tin mà nhóm khách hàng tiềm năng này để lại chính là cơ sở để bạn tùy chỉnh ý tưởng, sản phẩm kinh doanh của mình. Bước đầu khởi nghiệp khi tiếp xúc với khách hàng sẽ có bạn nhiều cơ hội trải nghiệm tốt.
Đối với các lĩnh vực công nghệ, phần mềm, hay mỹ phẩm, bạn có thể sử dụng các sản phẩm mẫu, bản dùng thử để khách hàng trải nghiệm. Từ đó xin ý kiến khách hàng và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
Bước 5: Lập kế hoạch kinh doanh
Khi đã sở hữu ý tưởng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, nhà quản trị cần phác thảo chung về tổng thể của dự án khởi nghiệp. Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp bạn định hình rõ ràng về tính khả thi của các ý tưởng. Và hình dung ra bước đầu của quá trình khởi nghiệp. Từ đó, nhận biết chiến lược chung cũng như các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện,…
Để doanh nghiệp phát triển thuận lợi thì không thể bỏ qua các hoạt động truyền thông tiếp thị, quảng bá hình ảnh, marketing sản phẩm,…Việc lựa chọn và thực hiện các hình thức này một cách hợp lý sẽ đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng nhanh hơn.
Dù là doanh nghiệp mới khởi nghiệp hay đã thành lập lâu, quy trình tiếp thị sản phẩm là quy trình không thể bỏ qua.
Bước 6: Xây dựng bản kế hoạch chi tiết
Sau khi đã lên kế hoạch sơ bộ, bạn cần tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể.
Việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và phương pháp giải quyết, thời gian cho từng hạn mục sẽ giúp bạn tiế kiệm tối đa nguồn lục của doanh nghiệp.
Bước 7: Đo lường, đánh giá
Trong quá trình khởi nghiệp, đừng quên ghi lại những đánh giá, mức độ hoàn thành của từng mục tiêu. Việc đo lường, đánh giá các mục tiêu sẽ tối ưu hóa sao cho kế hoạch hoàn chỉnh nhất.
Bên cạnh đó, không quên ghi nhận những phản hồi từ khách hàng về các sản phẩm thử. Từ đó có kế hoạch cải tiến sản phẩm kịp thời trước khi chính thức đưa ra thị trường.
>>> Xem thêm: Bố trí văn phòng hợp phong thủy cho người mệnh Hỏa
Bước 8: Tiến hành xây dựng đội ngũ nhân sự
Khi ý tưởng kinh doanh của bạn đã hoàn chỉnh, có thể đưa ra thị trường, việc tiếp theo bạn nên làm chính là tìm kiếm những công sự để thành lập doanh nghiệp và phát triển sản phẩm đó. Nhà lãnh đạo khi định hướng khởi nghiệp cần rõ ràng trong quá trình xây dựng đội ngũ.
Đây là sẽ những thành viên đầu tàu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu bước đầu xây dựng đội ngũ chưa vững chắc, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị thất bại.
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần xây dựng các phòng ban và tìm cho mình những cá nhân xuất sắc. Những phòng ban thường có khi bắt đầu khởi nghiệp như tài chính, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, marketing, sản xuất,…
Bước 9: Huy động và kêu gọi vốn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh, các công ty mới khởi nghiệp phải cần vốn. Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường mang đến các giải pháp giải quyết nhu cầu của người dùng. Do đó, tốc độ phủ trên thị trường yêu cầu phải cực kỳ nhanh. Để tốc độ phủ bao quát thị trường trong thời gian sớm, doanh nghiệp cần có thật nhiều vốn kinh doanh.
Lên kế hoạch đầy đủ, huy động và kêu gọi vốn để kinh doanh từng vòng là bước đi vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Hiện nay, việc gọi vốn cho các Startup không còn là điều quá khó khăn. Những nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) hay các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals), Silicon Valley là một trong những nơi giúp các công ty mới khởi nghiệp gọi vốn nhanh nhất.
Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn đủ hay và đủ sức thuyết phục các Shark, bạn sẽ được rót vốn ngay để triển khai kế hoạch của mình.
Bước 10: Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp và nhân sự
Sau khi đã chuẩn bị các bước cơ bản trên, doanh nghiệp cần quyết định loại hình kinh doanh mà công ty sắp ra mắt.
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, hiện nay có các loại hình sau:
- Công ty TNHH Một thành viên
- Công ty TNHH Hai thành viên
- Công ty Cổ phần
- Công ty Hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Tùy thuộc vào vốn kinh doanh và quy mô phát triển, doanh nghiệp có thể lựa chọn một loại hình phù hợp cho mình.
Thành lập doanh nghiệp là một trong những bước đầu để bạn tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Nếu vẫn còn bâng khuâng về quy trình và hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay hotline 093 791 1122 của Sabay để được tư vấn gói dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của chúng tôi.
Bước 11: Thiết lập ngân sách hoạt động
Để doanh nghiệp phát triển bền vững, người điều hành cần lập ngân sách hoạt động của công ty. Các khoản chi về tiếp thị, marketing, sản xuất, tiền lương nhân viên hay chi phí mua sắm,.. là các khoản chi mà doanh nghiệp phải dự trù.
Khi bắt đầu khởi nghiệp, việc tìm kiếm văn phòng hoạt động cũng là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm. Tùy theo quy mô và ngân sách hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng các loại hình văn phòng như văn phòng ảo, văn phòng trọn gói, chỗ ngồi làm việc, văn phòng vật lý,… để làm nơi dừng chân của mình.
Với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp, ngân sách còn hạn chế, văn phòng ảo là một trong những giải pháp tối ưu giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, tập trung vào các hoạt động chính của công ty. Gọi hotline 093 179 1122 để được tư vấn gói văn phòng phù hợp với mọi yêu cầu của bạn!
Bên cạnh đó, điều quan trọng là doanh nghiệp phải đảm bảo không lãng phí một khoản chi nào nhằm tiết kiệm ngân sách, những vẫn đáp ứng vốn khi cần.
Bước 12: Mở rộng quy mô kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiếp thị
Khi đã thiết lập ngân sách hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện kinh doanh theo bảng kế hoạch đã đề ra. Nếu xảy ra những thay đổi trong quá tình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Bước 13: Dự trù rủi ro
Dù là kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ gì, việc cạnh tranh trên thị trường là điều khó tránh khỏi. Bạn sẽ không thể đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình sẽ luôn hoạt động thành công. Do đó, việc xây dựng kế hoạch dự trù sẽ luôn hữu ích vào những thời điểm khó khăn.
>>> Xem thêm: Những lưu ý cần tránh khi bố trí đồ vật trên bàn làm việc
Kết luận
Dù bạn là ai, những bước đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp luôn có khó khăn và thử thách đang chờ đón. Hy vọng với 13 bước trên của Sabay, các doanh nhân sẽ có cho mình cái nhìn rõ rệt hơn về quá trình khởi nghiệp. Đồng thời, xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình từng bước vững mạnh.
Theo dõi Sabay để cập nhập những tin tức mới nhất từ thị trường.
SABAY BUILDING
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 04, quận Tân Bình