4 vấn đề pháp lý startup thường gặp

Khi thành lập doanh nghiệp, chắc hẳn các nhà sáng lập sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình đăng ký hồ sơ, làm chủ doanh nghiệp. Đâu là các vấn đề pháp lý Startup thường gặp phải khi làm chủ một công ty? Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Sabay.

Mối quan hệ với người đồng sáng lập

Có rất nhiều startup, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp bằng hình thức “hùn hạp vốn” với các cộng sự của mình. Các nhà sáng lập thường hùn tiền và công sức vào việc triển khai dự án, nhưng lại không thành lập doanh nghiệp. Chỉ khi có nhà đầu tư rót vốn thì họ mới bắt đầu quan tâm đến việc hình thành pháp nhân. Lúc này, doanh nghiệp có nguy cơ gặp phải nhiều rắc rối không đáng có về vấn đề pháp lý.

Dưới góc độ pháp lý, việc hùn tiền và công sức bằng miệng, không có giấy tờ chứng từ rõ ràng được quy vào thỏa thuận dân sự. Trong trường hợp xảy ra các xung đột liên quan đến góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích,..không có chứng từ sẽ không có cơ sở để giải quyết.

Chính vì thế, ngay từ lúc mới thành lập, các nhà sáng lập cần minh bạch ngay từ đầu về các khoản hợp tác, phương án làm ăn với nhau. Khi đó, nếu có trường hợp pháp sinh tranh chấp, các nhà sáng lập sẽ nhận được sự hỗ trợ thích đáng từ pháp luật.

Mối quan hệ với người đồng sáng lập
Mối quan hệ với người đồng sáng lập

Những tranh chấp liên quan đến việc xung đột cổ đông, chủ sở hữu thường ít diễn ra trong giai đoạn khởi nghiệp mà thường xuất hiện khi doanh nghiệp đã ổn định, có doanh thu cao. Để tránh tình trạng này, các nhà sáng lập cần có những thỏa thuận ngay từ ban đầu.

Với một số trường hợp, các nội dung thỏa thuận không được cơ quan chức năng chấp thuận tại bản Điều lệ, hoặc các thỏa thuận mang tính bảo mật, nhạy cảm… thì các bên cần linh hoạt đưa vào các nghị quyết, quy định trong nội bộ công ty, miễn là không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
Một vấn đề mà các nhà sáng lập cần quan tâm là các nhà đầu tư tự do thường đầu tư khi công ty ở giai đoạn bắt đầu phát triển. Khi đó, họ không quan tâm đến việc thành lập DN như thế nào mà chỉ để ý đến dự án có mô hình chuẩn, đội ngũ tốt và “luật chơi” rõ ràng hay không. Nếu DN có đủ các yếu tố trên thì cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư khá cao.

Sở hữu trí tuệ

Những ý tưởng khởi nghiệp mới, những dịch vụ độc đáo thường mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cao được thị trường đón nhận. Tuy nhiên, để tránh việc các đối thủ các sao chép, các startup cần đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đó ngay từ khi mới bắt đầu triển khai dự án hoặc sau khi doanh nghiệp thành lập.

Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là điều hết sức quan trọng, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái và ăn cắp chất xám tràn lan trên thị trường. Bằng việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ được đảm bảo độc quyền sử dụng tài sản của mình. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện khi cần thiết.

Tùy vào từng loại hình sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp có thể thực hiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả, nhãn hiệu, bằng sáng chế, giải pháp,…

Sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ

Những rủi ro liên quan đến sở hữu trí thuê khi không có hiểu biết về pháp lý khởi nghiệp bao gồm:

  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Việc sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình nhưng không đăng ký sở hữu trí tuệ và bị trùng với đơn vị khác đã đăng ký bảo hộ trí tuệ. Trong trường hợp này, dù doanh nghiệp bạn là người đã sử dụng trước nhưng không đăng ký cũng được xem như vi phạm pháp luật.
  • Bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Việc sản xuất ra các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và phân phối chúng trên phạm vi diện rộng được xem là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ thể sở hữu.

>>> Xem thêm: Cách chọn chỗ ngồi làm việc theo phong thủy

Cơ cấu loại hình doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, hiện nay, doanh nghiệp nhà nước có tổng cộng 5 loại hình bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH Một thành viên, công ty TNHH Hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh:

  • Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Có ít nhất hai người cùng góp vốn, danh nghĩa hoạt động doanh nghiệp dưới một tên chung và liên đới với nhau chịu trách nhiệm trước những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH 1 thành viên: Loại hình doanh nghiệp này do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ (gọi là chủ sở hữu). Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của ng ty trong phạm vi số vốn điều lệ của ng ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
  • Công ty cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông ng ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa;
Cơ cấu loại hình doanh nghiệp
Cơ cấu loại hình doanh nghiệp

Tùy vào số lượng thành viên và mục đích thành lập, các doanh nghiệp startup nên chọn loại hình doanh nghiệp với nhiều thành viên sáng lập như công ty TNHH Hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Nguyên nhân chính là do một doanh nghiệp muốn hoạt động lâu dài phải có sự góp mặt của nhiều người, mỗi thành viên sẽ đưa ra những quyết sách, phát triển hoạt động của công ty.

Việc lựa chọn hình thức kinh doanh từ hai thành viên trở lên sẽ ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp hơn, thay vì một người như loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH Một thành viên.

Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, các nhà sáng lập cần lưu ý các vấn đề pháp lý như: chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy tổ chức, phân chia lợi ích trong công ty,…

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ các vấn đề về pháp lý trước khi quyết định đăng ký loại hình phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình.

Pháp lý liên quan đến thuế

Một số công ty startup chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường nhưng lại bỏ qua các vấn đề liên quan đến thuế trong quản trị doanh nghiệp. Đối với những Startup non trẻ, chưa có hiểu biết về pháp luật thuế cơ bản, doanh nghiệp dễ bị xử phạt. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp này khai thuế mang tính chất đối phó, thậm chí là không kê khai.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bắt buộc phải kê khai, khai báo thuế đúng theo trình tự, thủ tục quy định. Dù doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không có doanh thu cũng phải kê khai thuế để đảm bảo không bị vi phạm. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình.

Pháp lý liên quan đến thuế
Pháp lý liên quan đến thuế

Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng bao gồm:

  1. Lệ phí môn bài: Căn cứ vào mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận kinh doanh
  2. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào doanh thu trong một năm
  3. Thuế giá trị gia tăng: Dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Loại thuế này sẽ có cách tính khách nhau giữa các doanh nghiệp
  4. Thuế xuất nhập khẩu: Có hiệu lực đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mức thuê dựa trên quy định của pháp luật
  5. Thuế thu nhập cá nhân: Là các loại thuế mà các thành viên trong doanh nghiệp phải đóng được kê khai theo tháng/quý và quyết toán theo năm
  6. Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng đối với sản phẩm mà nhà nước không khuyến khích kinh doanh như thuốc lá, rượu bia sẽ thường bị đánh thuế cao

>>> Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh dịp Tết 2023

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về 4 vấn đề pháp lý Startup thường gặp. Liên hệ Sabay để được giải đáp các thắc mắc về doanh nghiệp.


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

5/5 - (103 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP