Lý do startup công nghệ thất bại

Startup là một trong những từ khóa hot mà nhiều bạn trẻ đang tìm kiếm hiện nay. Trên thực tế, startup là một quá trình lập nghiệp không hề dễ dàng. Cứ 100 người startup thì lại có đến 90 người phải chịu đựng sự thất bại. Lý do startup công nghệ thất bại là gì? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ sau.

Công ty Startup là gì?

Startup là những công ty mới khởi nghiệp, với quy mô nhỏ và ít nhân viên. Ở giai đoạn đầu, các công ty Startup thường tốn không ít thời gian, tiền bạc và công sức để xây dựng bộ máy công ty. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, tỷ lệ thất bại và rủi ro của Startup là khá cao. Không ít doanh nghiệp trẻ đã thất bại trước khi hoàn thành sản phẩm/ dự án của họ.

Tuy nhiên, nếu khởi nghiệp thành công, các doanh nghiệp này có thể tạo ra lợi ích một cách dài hạn, phát triển thành doanh nghiệp vững mạnh.

Startup sở hữu đặc tính quan trọng là tính sáng tạo. Để khởi nghiệp, các doanh nghiệp Startup phải tìm kiếm, nghiên cứu một sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể. Những ý tương của các Startup đôi khi còn đột phá và phát triển hơn nhiều so với các doanh nghiệp hiện tại.

Bên cạnh tính sáng tạo, Startup còn sở hữu sự tăng trưởng. Với tham vọng phát triển công ty hết mức có thể, các Startup thường không đặt giới hạn cho sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.

Khi mới bắt đầu hoạt động, các công ty Startup thường kêu gọi vốn từ nhiều nguồn để phát triển kinh doanh. Các tổ chức tín dụng, tập đoàn lớn, các “cá mập” trong ngành là những nơi mà họ hướng đến để tìm kiếm nguồn đầu tư và gọi vốn.

Cong Ty Startup La Gi
Công ty Startup là gì?

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Lý do startup công nghệ thất bại

1. Mở rộng quy mô quá nhanh

Một trong những lý do khiến startup công nghệ thất bại chính là do mở rộng quy mô khá nhanh.

Bạn cần biết rằng, những người đầu tiên mua hàng của bạn thuộc nhóm khách hàng thích nghi nhanh (early adopter) — những người thích thử nghiệm các sản phẩm mới mẻ. Nhưng sau đó, bạn cần chinh phục số đông khách hàng trên thị trường — và khoảng chênh lệch giữa hai đối tượng khách hàng này là không hề nhỏ và rất khó để thu hẹp.

Trên thực tế, đây là bài toán khó khiến rất nhiều công ty khởi nghiệp lúng túng và buộc phải “đầu hàng”. Do đó, hãy kiểm tra mức độ product – market fit của sản phẩm kỹ càng và hiểu rõ về khách hàng tiềm năng của mình.

2. Thiếu sự tập trung và nhất quán

Khi công ty của bạn có quá nhiều cơ hội, đừng quá vội vui mừng. Đây có thể là vật cản lớn nhất trong quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp. Không nhiều công ty biết cách xác định và tập trung cho ưu tiên, đồng thời gạt bỏ những thứ chưa quan trọng.

Do đó, đừng mải mê phát triển những tính năng hoặc sản phẩm mới sau khi vừa đạt được trạng thái product-market fit. Hãy làm thật tốt với sản phẩm bạn đang có (thậm chí là tốt hơn đối thủ) trước khi thử nghiệm những điều mới.

Một trong những công cụ hữu hiệu để xác định ưu tiên chiến lược là Kế hoạch chiến lược trong một trang (One-page strategic plan hoặc OPSP). OPSP giúp bạn dễ dàng vạch ra ưu tiên chiến lược và truyền tải chúng một cách trọng tâm, dễ hiểu cho mọi nhân viên, đảm bảo nỗ lực của từng cá nhân và đội nhóm được nhất quán.

Ngoài ra, bạn cần xác định và theo dõi những mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp. Tất cả nhân viên cũng cần tiếp cận và hiểu rõ những thông tin này. Bởi thiếu đi sự nhất quán, tập trung và cam kết, công ty không thể tăng trưởng bền vững.

Lý do startup công nghệ thất bại
Lý do startup công nghệ thất bại

3. Tuyển dụng vội vàng

Nhiều công ty trong giai đoạn khởi nghiệp tuyển người quá nhanh để theo kịp nhu cầu khách hàng. Do quá vội vàng và thiếu nhân sự, đôi khi họ sẽ tuyển những thành viên không phù hợp với văn hóa tổ chức, kéo theo những thói quen và hành vi xấu thâm nhập vào đội nhóm. Từ đó, nhân viên xao nhãng và thành tích trong công việc cũng giảm sút.

Từ kinh nghiệm thực tế đó, họ đều đồng ý rằng các công ty khởi nghiệp nên khuyến khích và thúc đẩy những nhân viên hiện tại làm việc tốt hơn, thay vì thuê thêm nhân lực mà không thể đào tạo, chuẩn bị và cung cấp các công cụ tốt cho họ.

Một đội nhóm nhỏ, động lực cao sẽ làm việc hiệu quả hơn một nhóm lớn với tinh thần kém. Và cũng đừng quên bạn có thể thuê ngoài nguồn lực như một phương án thay thế.

4. Nhầm lẫn lãnh đạo với quản lý

Thuở mới khởi nghiệp, bạn dưới cương vị là nhà lãnh đạo có thể đảm đương đủ các vai trò chức năng. Nhưng khi công ty mở rộng quy mô, mọi chuyện lại khác.

Bạn không thể giám sát và kiểm soát mọi người, mọi việc khi số lượng thành viên trong công ty lên tới ba con số. Thay vì đó, những công ty khởi nghiệp thành công thường có cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) trong quản trị, nhân viên có sự tự chủ và tinh thần doanh nhân rất cao.

Người lãnh đạo thực thụ cần có kỹ năng truyền cảm hứng, truyền đạt tầm nhìn, gắn kết các nhân viên và đảm bảo nguồn tài chính cho sự phát triển của công ty. Hãy làm tốt việc của mình và để người quản lý làm tốt sở trường thực thi của họ.

5. Không đặt ra các mục tiêu dài hạn

Rất nhiều công ty khởi nghiệp làm tốt trong việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn (tính theo tháng, quý hoặc năm); nhưng họ lại quên đặt ra các mục tiêu dài hạn. Nếu chưa xác định được mục tiêu dài hạn, thì rất có thể những mục tiêu ngắn hạn của bạn trở nên không có cơ sở và không phù hợp.

Lý do hoặc cái cớ phổ biến đằng sau nằm ở sự linh hoạt (agility). Nhưng hãy nhớ rằng, để đi nhanh, bạn cần xác định được phương hướng; để ra được quyết định nhanh và sáng suốt, bạn cần một định hướng dài hạn.

Lý do startup công nghệ thất bại
Lý do startup công nghệ thất bại

6. Đồng ý với mọi yêu cầu của khách hàng

Đây là sai lầm điển hình của nhiều công ty khởi nghiệp khi muốn mở rộng quy mô. Ứng dụng GreenPal — Uber của dịch vụ chăm sóc cỏ — cho phép chủ nhà tùy chỉnh lịch hẹn bất cứ khi nào họ muốn thay đổi. Và đây trở thành cơn ác mộng đối với các chuyên gia chăm sóc cỏ sử dụng nền tảng này.

Để khắc phục tình trạng trên, GreenPal đã yêu cầu chủ nhà lên lịch hẹn cố định. Thay đổi này đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ yên tâm hơn và giúp nền tảng thu hút được thêm rất nhiều chuyên gia chăm sóc cỏ, thúc đẩy doanh thu tăng trưởng 100% sau một năm. Từ đó, họ rút ra được bài học mà các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô nên ghi nhớ: “Hãy để một ngàn người quyết định một triệu người sẽ làm gì”.

7. Đầu tư vào marketing quá ít hoặc quá muộn

Việc chỉ dựa vào marketing truyền miệng (word-of-mouth marketing) hay marketing trực tiếp (direct marketing) là suy nghĩ non nớt của nhiều nhà sáng lập. Hai kênh marketing trên không thể giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Các công ty khởi nghiệp cần lựa chọn các kênh marketing phù hợp với khách hàng và mục tiêu chiến lược. Cho dù là quảng cáo truyền thống, online marketing hay content marketing, v.v — bạn cần công cụ giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần tránh phụ thuộc vào chỉ một kênh marketing, bởi sớm muộn mức độ hiệu quả của kênh cũng đạt đỉnh và dần tụt phong độ. Hãy luôn đa dạng hóa các chiến thuật mở rộng quy mô.

8. Trì hoãn gọi vốn vòng tiếp theo

Việc cạn kiệt ngân sách có lẽ là ác mộng lớn nhất trong giai đoạn mở rộng quy mô. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình kế hoạch chinh phục các nhà đầu tư từ thật sớm.

Đến giai đoạn này, các nhà đầu tư thường né tránh rủi ro hơn. Do đó, lý tưởng nhất là doanh nghiệp của bạn có thể hợp tác chiến lược với các nhà đầu tư từ đầu để đảm bảo nguồn vốn trong dài hạn; tránh trường hợp phải bỏ dở mọi thứ để tập trung gọi vốn trong giai đoạn nước rút.

Đừng để “nước đến chân mới nhảy” bạn nhé.

9. Thiếu cơ sở hạ tầng có thể mở rộng quy mô

Mở rộng quy mô chỉ diễn ra khi các yếu tố về cơ sở hạ tầng sẵn sàng — bao gồm hệ thống, quy trình và văn phòng.

Lấy ví dụ như việc giao tiếp nội bộ trong công ty 100 người sẽ khác hẳn với đội nhóm nhỏ. Khi doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, thông điệp dễ dàng bị truyền tải sai lệch và nhân viên không hiểu được ưu tiên. Do đó, bạn cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông để đảm bảo nỗ lực của mọi nhân viên là nhất quán.

Cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin cũng nên được chú trọng. Hãy chú ý sao lưu mọi thông tin để phòng trường hợp sự cố hệ thống xảy ra.

Lý do startup công nghệ thất bại
Lý do startup công nghệ thất bại

10. Không đủ linh hoạt

Các tình huống không lường trước có thể xảy ra, xu hướng thị trường liên tục thay đổi, đối thủ cạnh tranh lại càng khó lường. Vì vậy, việc chỉ bám sát vào kế hoạch hành động là chưa đủ.

Thay đổi để thích ứng là chiếc chìa khóa duy nhất để trường tồn. Một cơ sở hạ tầng truyền thông và công nghệ chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thích ứng linh hoạt hơn.

Kết luận

Theo dõi Sabay để cập nhập những tin tức mới nhất từ thị trường.


SABAY BUILDING

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 04, quận Tân Bình

 

5/5 - (103 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP