Trong hoạt động Marketing và bán hàng của mỗi doanh nghiệp, xác định chân dung khách hàng là bước đầu tiên và tiên quyết phải thực hiện. Khi đã xác định được chân dung khách hàng, thì doanh nghiệp mới biết được khách hàng của họ là ai, ở đâu, làm gì, ra sao? Chân dung khách hàng là gì? Xác định chân dung khách hàng gồm những bước nào? Cùng Sabay tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng là hồ sơ chi tiết về khách hàng. Chân dung khách hàng không phải là hồ sơ hình thành từ các giả định và tự phân người vào các nhóm. Chân dung khách hàng là một cái nhìn chi tiết về khách hàng cụ thể. Khách hàng được nhắm tới thường là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, là khách hàng tiềm năng mang lại doanh số cho công ty.
Chân dung khách hàng thường tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định, phát họa tất cả mọi thứ về đối tượng đó. Chân dung khách hàng đi sâu hơn một hồ sơ Marketing binhg thường. Từ đó, cung cấp cho người làm Marketing những dữ liệu chi tiết hơn.
Chân dung khách hàng là một trong các bước quan trọng để Marketer xây dựng bản đồ hành trình khách hàng.
Tại sao cần xác định chân dung khách hàng?
Trong thời đại kỹ thuật số cạnh tranh như hiện nay, việc thu thập thông tin khách hàng mục tiêu một cách đầy đủ về sở thích, nhu cầu, thói quen của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh. Nhờ những thông tin thu thập được từ khách hàng, doanh nghiệp nói chung và bộ phận Marketing nói riêng sẽ có những bước đi chiến lược.
Chân dung khách hàng là yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing, cho phép doanh nghiệp khoanh vùng đối tượng khách hàng cần hướng tới. Những chiến dịch Marketing khi hiểu chi tiết các yếu tố liên quan đến khách hàng sẽ mất ít thời gian và công sức trong quá trình hình thành kế hoạch, mang lại ROI cao hơn.
Sau khi hình dung chân dung khách hàng của mình là ai, Marketers có thể dựa vào đó để nhận biết được hành trình mua hàng của họ. Thông qua thói quen mua hàng, doanh nghiệp có thể truyền đạt những thông điệp thích hợp đến khách hàng. Việc xác định chân dung khách hàng còn giúp bạn định hướng được content marketing: tạo ra bài viết, video, podcast thu hút khách hàng,….
Bằng cách xác định được chân dung khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm không ít chi phí. Tránh việc lãng phí thời gian và tiền bạc cho những đối tượng không bao giờ có nhu cầu và trở thành khách hàng của mình.
Dựa trên chân dung khách hàng đã vạch ra, doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư khôn ngoan. Từ đó phát triển kênh bán hàng, kênh thông tin của mình để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
>>> Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Tổng hợp các bậc thuế mới nhất năm 2023
Chân dung khách hàng gồm mấy phần?
Chân dung khách hàng bao gồm các phần sau:
- Mục tiêu & thách thức: Là mục tiêu trong công việc, đời sống; mức độ ưu tiên bản thân và các thách thức mà khách hàng thường gặp phải,…
- Thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân bao gồm thông tin về nhân khẩu học của khách hàng: tên, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, công việc,…
- Chuyên môn: Thông tin về vị trí, chức vụ, công ty, ngành nghề mà khách hàng đang hoạt động.
- Nguồn thông tin: Thông tin về nơi khách hàng thường xuyên xuất hiện: họ tìm kiếm thông tin từ đâu, tương tác ở đâu, dùng mạng xã hội nào, đọc những gì, chuyên gia họ theo dõi là ai, họ tham gia sự kiện nào,…Nhờ vào những thông tin này, Marketers có thể xác định được nơi tốt nhất để quảng cáo doanh nghiệp đến khách hàng.
- Những điều trân trọng: Những điều mà khách hàng trân trọng trong cuộc sống, những điều họ cần cân nhắc trước khi ra quyết định mua một sản phẩm/ dịch vụ nào đó,…
- Trở ngại & vai trò: Những lý do, rào cản khiến khách hàng không chọn mua sản phẩm từ doanh nghiệp của bạn; những người có ảnh hưởng tới quyết định của họ hay người ra quyết định chính thức,…
>>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng văn phòng làm việc của Shopee
5 bước xác định chân dung khách hàng
Để xác định chân dung khách hàng, người làm Marketing phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Với doanh nghiệp mới thành lập, chưa có nhiều thông tin về dữ liệu người dùng, Sabay khuyên rằng bạn nên sử dụng những dữ liệu sẵn có trước. Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp có thể kết hợp dữ liệu chung đó với dữ liệu riêng của mình để phân loại chính xác phân khúc khách hàng mục tiêu.
Đối với những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, có riêng một tệp thông tin khách hàng, doanh nghiệp cần xác định lại phân khúc khách hàng mục tiêu. Từ đó, có riêng một chiến lược Marketing hiệu quả để tiếp cận đến họ.
Để thu thập dữ liệu của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể thông qua các kênh sau:
- Kênh thông tin nội bộ của doanh nghiệp;
- Công cụ phân tích, thăm dò khách hàng;
- Thông qua mạng xã hội;
- Phỏng vấn khách hàng trực tiếp.
Bước 2: Xử lý thông tin
Sau khi đã sở hữu những thông tin về khách hàng, doanh nghiệp cần bắt đầu phân loại chúng thành các dạng thông tin như: tâm lý, hành vi, nhân khẩu học, sở thích,… và xếp chúng thành từng nhóm riêng.
Thông thường, mỗi sản phẩm sẽ có từ 2-4 chân dung khách hàng lý tưởng. Những tiêu chí để bạn dễ dàng phân loại chúng là:
- Độ tuổi;
- Giới tính;
- Thu nhập;
- Các vấn đề của họ;
- Các kênh mà khách hàng thường lui tới;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Bước 3: Cập nhật thông tin
Thông thường, thông tin của khách hàng sẽ thay đổi liên tục tùy theo xu hướng của thị trường.
Nếu trước đây khách hàng của bạn có thói quen mua hàng trực tiếp tại cửa hàng, thì sau khi trải qua đại dịch Covid 19 năm trước, hành vi của họ đã thay đổi từ mua offline sang các giao dịch online. Những người mua hàng có thói quen mua hàng nhiều hơn trên các trang thương mại điện tử. Do đó, bạn cần phải cập nhật lại thông tin của khách hàng khi nhận thấy sự chuyển biến hành vi của họ.
Sabay khuyên rằng bạn nên cập nhật lại chân dung khách hàng từ 3-6 tháng/lần. Khi bạn phải hiện những thay đổi trong hành vi mua hàng của họ sớm, doanh nghiệp càng sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị chiến lược đối phó với các thay đổi này.
Bước 4: Tạo danh tính và khuôn mặt khách hàng
Hãy tưởng tượng khách hàng lý tưởng của bạn đang có một nhu cầu chưa được đáp ứng, họ là người có danh tính xác định. Có thể đặt cho người này một cái tên ngắn gọn 1-2 chữ và tên đó xác định được người đó là Nam hay Nữ. Bạn có thể lựa chọn khuôn mặt giống như bạn đang hình dung trong đầu về khách hàng.
Bước 5: Bổ sung chi tiết về chân dung khách hàng tiềm năng
Sau khi phân loại nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần bắt đầu lắp ghép cho những khách hàng đã tạo được những mô tả cơ bản về: phong cách sống, đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, những quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của họ,….
Nếu sở hữu nhiều mẫu chân dung khách hàng, bạn cần phân loại chúng một cách cẩn thận. Tránh tình trạng đặc điểm khách hàng bị trùng lặp.
>>> Xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì? 7 bước lập báo cáo tài chính cơ bản
Kết luận
Với các thông tin nêu trên, Sabay hy vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về chân dung khách hàng và các bước xác định chân dung của họ. Để cập nhật những tin tức hữu ích về doanh nghiệp, mời quý đọc giả cùng theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM