Quá trình thành lập doanh nghiệp đòi hỏi sự tuân thủ các quy định và luật lệ, và trong một số trường hợp, có những yếu tố đặc biệt có thể khiến việc thành lập bị từ chối hoặc bị giới hạn. Cùng Sabay tìm hiểu những trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp qua các chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp
Để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, luật pháp quy định một số trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp và điều kiện tương ứng:
Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Căn cứ theo nội dung tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp bao gồm:
(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
(3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
(4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
(5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
(6) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
(7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty thiết kế nội thất 2023
Đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
Ngoài việc bị cấm thành lập doanh nghiệp, một số đối tượng cũng bị cấm quản lý doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Luật Phá sản 2014 số 51/2014/QH13, những đối tượng không được phép đảm nhận chức vụ và quản lý khi doanh nghiệp/hợp tác xã tuyên bố phá sản bao gồm:
- Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
- Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
- Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.
Đối tượng không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Theo Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, những đối tượng không được quyền góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Quyền lợi và nghĩa vụ khi thành lập doanh nghiệp
Quyền lợi khi thành lập doanh nghiệp
Các quyền lợi khi thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền quyết định về hoạt động và chiến lược kinh doanh.
- Quyền tham gia vào việc quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các cổ đông và thành viên liên quan có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.
- Quyền nhận lợi nhuận và chia sẻ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ đông và chủ sở hữu được hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thành công của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ khi thành lập doanh nghiệp
Các nghĩa vụ khi thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện các nghĩa vụ thuế, kế toán và báo cáo tài chính đầy đủ và đúng hạn. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và kế toán, đồng thời đáp ứng các yêu cầu báo cáo tài chính theo quy định.
- Bảo vệ lợi ích của khách hàng và đối tác kinh doanh. Doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong mọi giao dịch kinh doanh với khách hàng và đối tác.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài mới nhất 2023
Kết luận
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về các trường hợp bị cấm khi thành lập doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quâ trình tìm hiểu thông tin về thành lập doanh nghiệp.
Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM