Các cách hạch toán tiền nộp chậm thuế

Thuế là khoản chi phí không thể tránh khỏi đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình nộp thuế, có thể xảy ra tình trạng nộp chậm, gây phạt và làm tăng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, Sabay sẽ giúp bạn tìm hiểu về các cách hạch toán tiền nộp chậm thuế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngân sách của doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Trường hợp nào được xem là chậm nộp thuế

Theo điều 59 Luật quản lý Thuế 2019, các trường hợp được xem là chậm nộp thuế, phải hạch toán tiền nộp chậm thuế bao gồm:

  1. Nộp thuế trễ hơn thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
  2. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp, hoặc cơ quan quản lý thuế phát hiện thiếu số tiền thuế phải nộp.
  3. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn.
Trường hợp nào được xem là chậm nộp thuế
Trường hợp nào được xem là chậm nộp thuế

Mức phạt khi nộp chậm thuế

Theo quy định tại khoản 2 điều 59 Luật quản lý Thuế 2019, mức phạt khi nộp chậm thuế được tính như sau:

Khi nộp chậm thuế, doanh nghiệp phải tra mức tính tiền chậm nộp bằng 0/03%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Thời gian tính tiền nộp chậm thuế được tính từ ngày phát sinh tiền chậm nộp cho đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển,…

Công thức tính tiền nộp chậm thuế:

Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế= Số tiền thuế nộp chậm x 0.03% x Số ngày chậm nộp thuế

Ví dụ: Công ty X nợ 70.000.000 tiền thuế GTGT, có thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07/2020. Ngày 25/10/2020 kế toán Công ty X nộp số tiền thuế 70.000.000 vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp được tính từ ngày 31/07/2020 đến ngày 25/09/2020, thì số tiền phạt chậm nộp thuế như sau:

  • Tính số ngày chậm nộp:

Số ngày chậm nộp = (30/07 đến 31/07) + (01/08 đến 31/08) + (01/09 đến 25/09)

Số ngày chậm nộp = 1 + 31 + 25 = 57 (ngày)

  • Tính số tiền phạt chậm nộp:

Số tiền phạt chậm nộp thuế = 70.000.000 x 0,03% x 57 = 1,197,000 (đồng)

>>> Xem thêm: Tổng hợp 10 bí quyết kinh doanh thành công đáng tham khảo

Các cách hạch toán tiền nộp chậm thuế

Theo quy định, tiền nộp chậm thuế của doanh nghiệp được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác. Do đây cũng là một khoản chi của doanh nghiệp. Khoản chi phí này không được xem là chi phí được trừ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Hạch toán tiền nộp chậm thuế chi tiết

  • Khi DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm;

Có TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.

  • DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm vào Ngân sách nhà nước, hạch toán:

Nợ TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm;

Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm

  • Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế:

Nợ TK 911;

Có TK 811.

Hạch toán tiền thuế truy thu thêm do chậm nộp thuế

  • Thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành;

Có TK 3334: Thuế TNDN

  • Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3334: Tiền thuế TNDN phải nộp;

Có TK 111, 112: Tiền thuế TNDN phải nộp

  • Thuế GTGT phải nộp bổ sung:

Nợ TK 811: Chi phí khác;

Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp

  • Thực hiện kết chuyển vào cuối kỳ kế toán:

Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh;

Có TK 811: Chi phí khác.

  • Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp;

Có TK 111, 112: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp.

Các cách hạch toán tiền nộp chậm thuế
Các cách hạch toán tiền nộp chậm thuế

Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán do chậm nộp thuế

  • Hạch toán truy thu thuế GTGT:

Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp;

Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp

  • Hạch toán truy thu thuế TNDN:

Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp;

Có TK 3334: Khoản tiền thuế TNDN phải nộp

  • Hạch toán truy thu thuế TNCN:

(1) Khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:

Nợ TK 334: Khoản phải trả người lao động;

Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp

(2) Do công ty phải trả:

Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp;

Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp

Ví dụ về hạch toán tiền nộp chậm thuế

Ví dụ: Sau khi kiểm tra quyết toán, doanh nghiệp A bị truy thu với số thuế GTGT là 100 tr, thuế TNDN là 20 tr, thuế TNCN là 35 tr. Tiền phạt là 45 tr. Trong đó chi phí bị loại có 12 tr là khấu hao tài sản cố định vượt định mức. Giả sử, doanh nghiệp không muốn truy thu được thuế TNCN và không muốn có chênh lệch tạm thời về khấu hao TSCĐ.

Khi nhận được quyết định truy thu và phạt, hạch toán:

  • Nợ TK 4211, hoặc TK 811/ Có TK 3331: 100 tr;
  • Nợ TK 4211, hoặc TK 811 / Có TK 3334: 20tr;
  • Nợ TK 4211, hoặc TK 811/ Có TK 3335: 35 tr;
  • Nợ TK 4211, hoặc TK 811/ Có TK 214: 12 tr.

Khi nộp tiền truy thu và nộp phạt, hạch toán:

  • Nợ TK 3331/ Có TK 111,112: 100 tr;
  • Nợ TK 3334/ Có TK 111,112: 20tr;
  • Nợ TK 3335/ Có TK 111,112: 35 tr;
  • Nợ TK 421, hoặc TK 811/ Có TK 111, 112: 45 tr.

Nếu hạch toán truy thu thuế vào TK 811 cuối kỳ, khi quyết toán thuế TNDN, bạn cần đưa vào chỉ tiêu B4: Các khoản chi không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN với số tiền là 212 tr.

Các lưu ý khi hạch toán tiền nộp chậm thuế

Cách hạch toán tiền chậm nộp thuế và vi phạm hành chính thế nào?

Các khoản tiền phạt về vi phạm gồm: vi phạm luật giao thông và chế độ kinh doanh hoặc các chế độ thống kê, vi phạm pháp luật về thuế gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật của Luật quản lý thuế cùng các khoản phạt vi phạm hành chính khác.

Khoản tiền phạt chậm nộp thuế cùng vi phạm hành chính sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN. Thường cuối năm khi tính thuế TNDN sẽ được loại ra.

Để tránh phải nộp phạt tiền chậm nộp thuế cần lưu ý điều gì?

Điều quan trọng cần chú ý chính là phải nộp đúng thời gian quy định của các loại giấy tờ khai và khoản thuế cụ thể phải nộp.

Các lưu ý khi hạch toán tiền nộp chậm thuế
Các lưu ý khi hạch toán tiền nộp chậm thuế

Điều kiện để các doanh nghiệp hạch toán chi phí là gì?

Mỗi doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu như đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ giấy tờ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần nhưng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên đã gồm thuế GTGT và khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2023

Kết luận

Như vậy, Sabay đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần lưu ý về cách hạch toán tiền nộp chậm thuế. Nếu bạn còn thắc mắc về quá trình hạch toán tiền nộp chậm thuế, xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline hoặc website để được tư vấn chi tiết. Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (108 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng