Cán bộ viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều cán bộ, viên chức có mong muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh bằng cách thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu cán bộ viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Trong bài viết này, cùng Sabay tìm hiểu về quyền hạn và điều kiện của cán bộ, viên chức trong việc thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần.

Cán bộ viên chức là gì?

Cán bộ, viên chức là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Vai trò chính của họ là quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công cho cộng đồng.

Cán bộ, viên chức có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ và chức vụ mà họ được phân công, tuân thủ các quy định, quy chế, và chấp hành luật pháp. Đối với các cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước, họ là những đại diện của Nhà nước và có trách nhiệm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng và quyền lợi của công dân.

Cán bộ, viên chức là gì?
Cán bộ, viên chức là gì?

Cán bộ, viên chức bao gồm các ngành nghề và chức danh khác nhau như công chức, viên chức công quyền, giảng viên, bác sĩ, kỹ sư, công nhân viên chức, và nhiều ngành nghề khác. Họ thường được tuyển dụng dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn và đáp ứng các tiêu chí đánh giá của cơ quan tuyển dụng.

Với vai trò quan trọng trong việc quản lý và cung cấp dịch vụ công cho cộng đồng, cán bộ, viên chức đóng góp đáng kể vào sự phát triển và hoạt động của quốc gia.

Công việc của các cán bộ viên chức bao gồm thực hiện chính sách, quy định, giám sát, tư vấn, và đáp ứng nhu cầu của người dân trong các lĩnh vực như hành chính công, giáo dục, y tế, kinh tế, xây dựng và quản lý đất đai, và nhiều lĩnh vực khác.

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp mới có được miễn thuế TNDN không?

Cán bộ viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo điểm B, Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức” KHÔNG có quyền thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo điểm b và d, Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020 quy định: Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được:

  • Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
  • Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Cán bộ viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Đối tượng nào không được thành lập doanh nghiệp?

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, những cán bộ viên chức không có quyền thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để xây dựng công ty thu lợi cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Cán bộ viên chức theo yêu cầu của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, sĩ quan trong các cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý việc vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước;
  • Người chưa đủ tuổi thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người mất năng lực hành vi dân sự; những người gặp khó khăn trong việc quản lý nhận thức và hành vi; người mất tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu về trách nhiệm hình sự, đang trong quá trình tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, đang bị Tòa án truy tố. cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc hoạt động nhất định; và các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản và Luật Chống tham nhũng.
Cán bộ, viên chức nào không được thành lập doanh nghiệp?
Cán bộ, viên chức nào không được thành lập doanh nghiệp?

Vì sao cán bộ, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Dựa theo nội dung trên, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi cán bộ viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Vậy, lý do cụ thể vì sao họ lại không được phép thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, viên chức là những người nắm giữ quyền hạn, chức trách và nhiệm vụ quan trọng tại các tổ chức, bộ máy nhà nước. Nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lạm dụng quyền lợi có thể xảy ra, các cán bộ viên chức sẽ không được phép tham gia thành lập doanh nghiệp.

Bởi sự hạn chế của quy định này, trong các hoạt động kinh doanh các cán bộ, viên chức sẽ không thể đan xen quyền lực, nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước để tư lợi cá nhân, xao nhãng trách nhiệm, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Theo Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định: nghiêm cấm viên chức nhà nước là lãnh đạo, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước đóng góp tiền cho các doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà họ trực tiếp kiểm soát hợp pháp hoặc cho vợ/chồng; cha/mẹ tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực nghề nghiệp đó.

Cán bộ viên chức nào có quyền góp vốn, mua cổ phần?

Dù không có quyền thành lập doanh nghiệp, các cán bộ, viên chức vẫn có thể góp vốn, mua cổ phần hay mua phần góp vốn.

Những cán bộ, viên chức có thể góp vốn vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh với điều kiện sau:

  • Không tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp (Theo Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2020).
  • Với những cán bộ, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó đang trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước hoặc để vợ chồng, bố, mẹ, con, kinh doanh trong phạm vi ngành nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước (Theo Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2020).
Cán bộ viên chức nào có quyền góp vốn, mua cổ phần?
Cán bộ viên chức nào có quyền góp vốn, mua cổ phần?

Dù được góp vốn, mua cổ phần, các cán bộ viên chức vẫn bị hạn chế đối với từng loại doanh nghiệp. Cán bộ, viên chức chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:

  • Công ty cổ phần: Cán bộ, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.
  • Công ty hợp danh: Cán bộ, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.
  • Công ty TNHH: Cán bộ, viên chức không được góp vốn. Theo quy định, khi góp vốn vào công ty TNHH, các thành viên góp vốn sẽ phải tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Kết luận

Cán bộ, viên chức có những hạn chế nhất định trong việc thành lập doanh nghiệp, Tuy nhiên, họ vẫn có thể tham gia bằng doanh nghiệp bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần tại các công ty được cho phép.

Hy vọng những chia sẻ trên của Sabay sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu các thông tin về pháp lý doanh nghiệp nói chung và các quy định về quá trình thành lập doanh nghiệp nói riêng. Cùng theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

 

5/5 - (101 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng