Doanh nghiệp phá sản do đâu?

Doanh nghiệp phá sản do đâu? Thủ tục thực hiện quy trình tuyên bố phá sản doanh nghiệp như thế nào? Hôm nay, xin mời bạn đọc cùng theo dõi những nội dung chia sẻ của Sabay chúng tôi qua bài viết dưới đây!

Doanh nghiệp phá sản do đâu?

Không lập kế hoạch kinh doanh

Đối với mọi doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu kinh doanh, khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như nội lực của mình. Từ kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đưa ra được phương hướng kinh doanh phù hợp.

Dù bạn là doanh nghiệp nhỏ, hay doanh nghiệp vừa và lớn, lập kế hoạch kinh doanh là bước bắt buộc phải có. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động vì chưa triển khai đúng kế hoạch kinh doanh hoặc có những thiếu sót căn bản trong bảng kế hoạch.

Khi lập kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần phải dựa vào những thông tin chính xác ở thời điểm hiện tại và dự tính cho tương lai. Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh phải đầy đủ các bước sau: Mục tiêu, phân tích thị trường, nguồn lực tài chính, phân tích dòng tiền, dự toán doanh thu, chi phí,…

Doanh nghiệp phá sản do đâu?
Doanh nghiệp phá sản do đâu?

Nhân lực yếu kém

Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo về trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng,… thì hiệu suất làm việc của tập thể sẽ luôn được đam r bảo và phát triển.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực còn yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, doanh nghiệp sẽ không hoàn thành được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty, các cơ quan, ban lãnh đạo cần có quy trình tuyển chọn kỹ càng, đào tạo nhân viên chất lượng.

>>> Xem thêm: 5 Thói quen gây hại đến sức khỏe của dân văn phòng

Lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp

Bên cạnh bộ máy nhân lực, những cán bộ quản lý cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Là một nhà quản lý doanh nghiệp, bạn phải thực hiện các việc gồm xác lập mục tiêu, phương hướng hành động, tổ chức thực hiện thông qua việc lãnh đạo, giao việc, trao quyền, kiểm tra và điều chỉnh các mục tiêu đã đề ra.

Trên thực tế, một bộ máy quản lý yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp vận hành thiếu tổ chức, thiếu hiệu quả. Chính vì thế, để làm tốt công tác quản lý, các nhà quản trị cần liên tục trau dồi tư duy, kỹ năng lãnh đạo của mình mỗi ngày.

Không đủ vốn

Doanh nghiệp phá sản do đâu? Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp phá sản chính là do không đủ vốn kinh doanh.

Những người lần đầu tiên bắt tay vào thành lập doanh nghiệp thường không có nhiều kiến thức về việc vận hành của dòng tiền, đưa ra dự trù nguồn vốn quá thấp hoặc đặt kỳ vọng quá cao vào doanh thu bán hàng.

Do đó, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp phải các vấn đề liên quan đến vốn, dẫn đến phá sản.

Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các chủ doanh nghiệp cần xác định nguồn vốn cần thiết để hoạt động doanh nghiệp. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà phải tính thêm chi phí trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp cũng cần tính toán và cân nhắc thời gian để thu hồi số vốn đã bỏ ra. Nghĩa là nguồn vốn cần chuẩn bị phải đủ để trang trải tất cả chi phí cho đến khi hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận.

Doanh nghiệp phá sản do đâu?
Doanh nghiệp phá sản do đâu?

Xác định sai thị trường mục tiêu

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm, dịch vụ mới lạ nhưng lại không được thị trường đón nhận Lý do chính là do khách hàng thường rất e ngại những sản phẩm mới, những ý tưởng độc lạ khi chưa xác định được tên tuổi, uy tín thương hiệu.

Để tiếp cận thành công tệp khách hàng mong muốn và gia tăng doanh thu từ sản phẩm mới, bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là “thăm dò” khách hàng.

Doanh nghiệp có thể thử nghiệm các chương trình khuyến mãi, đưa những mẫu thử ra thị trường để đón nhận những nhận xét từ thị trường. Sau đó, doanh nghiệp cần thu thập ý kiến của số đông khách hàng để điều chỉnh lại sản phẩm chính thức một cách phù hợp.

Chọn sai đối tác

Doanh nghiệp phá sản do đâu? Một trong những bước khi doanh nghiệp phá sản nhanh chóng chính là chọn sai đối tác. Khi thành lập doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ phải làm việc với nhiều đơn vị, nhà cung cấp khác nhau. Nếu “chọn mặt gửi vàng” sai, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng thất bại, có nguy cơ đối mặt với phá sản.

Để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp cần tìm hiểu và hợp tác với những đơn vị uy tín. Nếu hợp tác với một đơn vị không uy tín về chất lượng và giá thành sản phẩm, túi tiền của bạn không chỉ ngày càng cạn kiệt mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn trên thị trường.

Chưa biết cách quảng bá thương hiệu

Trong quá trình đưa sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường, bạn phải biết cách tiếp cận người tiêu dùng và quảng bá thương hiệu của mình. Đã qua rồi cái thời “rượu thơm không sợ ngõ sâu”. Nếu sản phẩm, thương hiệu không được quảng bá đến người tiêu dùng thì dù chúng có mới lạ, sáng tạo đến đâu cũng khó tiếp cận được khách hàng.

Bên cạn đó, việc đối thủ cạnh tranh của mình liên tục cập nhật sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sẽ khiến doanh nghiệp của bạn tụt lại phía sau. Doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh nếu như không có chiến lược marketing phù hợp và kịp thời.

Để hạn chế tình trạng này, trong thời đại internet phủ sóng như hiện nay, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức quảng bá của mình. Bên cạnh các kế hoạch Marketing, quảng bá thương hiệu truyền thống, doanh nghiệp cần tận dụng các phương tiện như mạng xã hội, website, để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng của mình.

>>> Xem thêm: Lý do startup ng nghệ thất bại

Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Mỗi ngày, những doanh nghiệp mới mọc lên ở khắp nơi. Có người thành công phát triển, có người không thể đối mặt với áp lực trên đường đua mà tuyên bố phá sản. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những công việc khá quen thuộc.

Vậy, thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp như thế nào? Cùng Sabay tìm hiểu ngay sau đây.

Phá sản là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản được định nghĩa như sau:

“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Phá sản là gì?
Phá sản là gì?

Như vậy, doanh nghiệp khi tuyên bố phá sản phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

  • Mất khả năng thanh toán;
  • Bị tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Hồ sơ tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Để thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:

  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/ hợp tác xã/ cá nhân, giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán;
  • Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp/ đơn vị kinh doanh đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ;
  • Bảng kê chi tiết tài sản doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
  • Danh sách các chủ nợ của đơn vị kinh doanh: ghi rõ tên, địa chỉ, ngân hàng, các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
  • Danh sách những người mắc nợ của đơn vị kinh doanh;
  • Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;

Quy trình tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Tòa án nhận đơn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

  • Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

  • Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;

– Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

-Thanh lý tài sản phá sản;

– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp thông tin doanh nghiệp phá sản do đâu và các thủ tục liên quan đến tuyên bố phá sản. Cảm ơn quý bạn đọc đã chú ý theo dõi. Để cập nhật những thông tin hữu ich, xin vui lòng theo dõi Website Sabay mỗi ngày!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

 

5/5 - (109 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP