Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là một trong những đối tượng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội và con người. Để khai thác sâu hơn về khái niệm Doanh nghiệp sản xuất là gì và những đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất, mời quý độc giả cùng theo dõi những chia sẻ sau của Sabay.

Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn thiện thông qua các quy trình công nghiệp, thủ công, hoặc tự động hóa. Các sản phẩm này sau đó có thể được bán ra thị trường, sử dụng để sản xuất tiếp theo, hoặc xuất khẩu.

Doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và cung ứng hàng hóa cần thiết cho nền kinh tế.

Doanh nghiệp sản xuất là gì?
Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Để tiến hành nghiệp vụ của mình, doanh nghiệp sản xuất không thể bỏ quan các yếu tố quan trọng là: lao động, đối tượng lao động và tư liệu sản xuất. 

– Lao động: Là nguồn nhân lực giúp vận hành doanh nghiệp sản xuất, với sự kết hợp giữa thể lực và trí lực nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

– Đối tượng lao động: Là những thành phần của tự nhiên mà con người tác động vào để thay đổi theo mục đích. Bao gồm:

  • Loại có sẵn trong tự nhiên: Khoáng sản, đất, đá, thủy sản,… liên quan đến ngành khai thác.
  • Loại đã qua chế biến: Thép, phôi, sợi dệt, bông,… là nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến.

– Tư liệu lao động: Gồm hai phần chính:

  • Phần trực tiếp: Công cụ lao động như máy móc, thiết bị sản xuất.
  • Phần gián tiếp: Nhà xưởng, kho bãi, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông…

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu doanh nghiệp giải thể chi tiết

Các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất

Trong doanh nghiệp sản xuất, các bộ phận quan trọng gồm:

  • Bộ phận sản xuất: Chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất, biến nguyên liệu thành thành phẩm.
  • Bộ phận kế hoạch: Lên kế hoạch mua nguyên liệu, dự đoán nhu cầu thị trường và điều chỉnh quy trình sản xuất.
  • Bộ phận kho: Bảo quản thành phẩm, cung ứng nguyên liệu và bán thành phẩm cho sản xuất.
  • Bộ phận kiểm soát chất lượng: Đảm bảo nguyên liệu và sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
  • Bộ phận quản lý: Giám sát, định hướng chiến lược và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất
Các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất

Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất

  • Quyết định sản xuất chiến lược: Các doanh nghiệp sản xuất phải đưa ra các quyết định cốt lõi như: Sản xuất sản phẩm gì? Quy trình sản xuất sẽ diễn ra như thế nào? Đối tượng khách hàng là ai? Làm sao để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực như nguyên vật liệu, lao động và công nghệ?
  • Quy trình sản xuất: Đây là chuỗi hoạt động được thực hiện theo thứ tự nhằm tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Quy trình này là sự kết hợp giữa nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, năng lượng và các yếu tố khác để biến đổi từ nguyên liệu thô thành thành phẩm.
  • Chi phí sản xuất: Là tổng hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh trong suốt quá trình sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc và nhà xưởng, chi phí năng lượng, cùng với chi phí điều hành và hỗ trợ sản xuất.
  • Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có thể được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (dựa trên quan hệ với sản phẩm). Ngoài ra, chi phí sản xuất cũng bao gồm các khoản mục như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.
  • Giá thành sản phẩm: Là tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm chi phí từ giai đoạn sản xuất đến khi sản phẩm được hoàn thành và sẵn sàng để bán ra thị trường.
Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất
Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất

Danh mục mã ngành nghề sản xuất

Mỗi lĩnh vực sản xuất đều được phân loại bằng một mã ngành riêng biệt. Khi doanh nghiệp sản xuất đăng ký kinh doanh, họ sẽ được cấp mã ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình theo quy định hiện hành. 

Sabay liệt kê một số mã ngành sản xuất phổ biến hiện nay: 

  • 1391 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
  • 1392 Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)
  • 1393 Sản xuất thảm, chăn, đệm
  • 1394 Sản xuất các loại dây bện và lưới
  • 1399 Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
  • 1420 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
  • 1430 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
  • 1512 Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
  • 1520 Sản xuất giày, dép
  • 1621 Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
  • 1622 Sản xuất đồ gỗ xây dựng
  • 1623 Sản xuất bao bì bằng gỗ
  • 1629 Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện
  • 1701 Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
  • 1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
  • 1709 Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
  • 1910 Sản xuất than cốc
  • 1920 Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế
  • 2011 Sản xuất hoá chất cơ bản
  • 2012 Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ
  • 2013 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
  • 2021 Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp
  • 2022 Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít
  • 2023 Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
  • 2029 Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu
  • 2030 Sản xuất sợi nhân tạo
  • 2100 Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
  • 2211 Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su
  • 2219 Sản xuất sản phẩm khác từ cao su
  • 2220 Sản xuất sản phẩm từ plastic
  • 2310 Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh
  • 2391 Sản xuất sản phẩm chịu lửa
  • 2392 Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
  • 2393 Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác
  • 2394 Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
  • 2395 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao
  • 2399 Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu
  • 2410 Sản xuất sắt, thép, gang
  • 2420 Sản xuất kim loại quý và kim loại màu
  • 2511 Sản xuất các cấu kiện kim loại
  • 2512 Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại
  • 2513 Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)
  • 2520 Sản xuất vũ khí và đạn dược
  • 2593 Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng
  • 2599 Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
  • 2610 Sản xuất linh kiện điện tử
  • 2620 Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính
  • 2630 Sản xuất thiết bị truyền thông
  • 2640 Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng
  • 2651 Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển
  • 2652 Sản xuất đồng hồ
  • 2660 Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp
  • 2670 Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học
  • 2680 Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học
  • 2710 Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện
  • 2720 Sản xuất pin và ắc quy
  • 2731 Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học
  • 2732 Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác
  • 2733 Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại
  • 2740 Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng
  • 2750 Sản xuất đồ điện dân dụng
  • 2790 Sản xuất thiết bị điện khác
  • 2811 Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)
  • 2812 Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu
  • 2813 Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác
  • 2814 Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động
  • 2815 Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung

Các công ty loại hình doanh nghiệp sản xuất

Công ty sản xuất và thương mại

Là loại hình doanh nghiệp vừa tham gia sản xuất sản phẩm vừa trực tiếp bán hàng. Công ty này kiểm soát toàn bộ quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian và tăng lợi nhuận.

Ưu điểm của loại hình công ty này là:

  • Đưa sản xuất trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
  • Nắm rõ nhu cầu của người tiêu dùng và sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Trực tiếp kiểm soát chất lượng sản phẩn từ quy trình sản xuất cho đến chất lượng đầu ra và cả người tiêu dùng. 

Công ty sản xuất thương mại và xuất nhập khẩu

Các công ty này không chỉ sản xuất và bán sản phẩm trong nước mà còn mở rộng sang thị trường quốc tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tận dụng lợi thế của thương mại toàn cầu.

Ưu điểm của loại hình công ty này:

  • Hoạt động sản xuất – thương mại – xuất nhập khẩu là quy trình khép kín, giúp doanh nghiệp tối đa hóa chi phí, mang lại lợi nhuận cao.
  • Trực tiếp kiểm soát chất lượng thành phẩm, nguyên liệu đầu vào và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. 
Các công ty loại hình doanh nghiệp sản xuất
Các công ty loại hình doanh nghiệp sản xuất

Công ty sản xuất và chế biến

Công ty này tham gia vào việc sản xuất sản phẩm từ nguyên vật liệu thô và thường thực hiện thêm các giai đoạn chế biến nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm trước khi phân phối ra thị trường.

Các công ty sản xuất & chế biến cho thể liên quan đến chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, trái cây hoặc chế biến thủy hải sản,…

Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ

Các công ty này không chỉ sản xuất và bán hàng hóa mà còn cung cấp các dịch vụ đi kèm, như bảo hành, lắp đặt hoặc tư vấn sử dụng sản phẩm.

Doanh nghiệp sản xuất khác gì với doanh nghiệp thương mại?

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại có nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Một số doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Dưới đây là một số tập đoàn lớn tại Việt Nam đang dẫn đầu trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, thể hiện sự đa dạng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia:

  • Tập đoàn Vingroup: Được biết đến là tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam, Vingroup hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, y tế, giáo dục, và đặc biệt là sản xuất ô tô với thương hiệu VinFast nổi bật.
  • Tập đoàn Hòa Phát: Là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và một trong những doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. Ngoài thép, Hòa Phát còn tham gia vào sản xuất tôn mạ, ống thép và phát triển bất động sản.
  • Tập đoàn FPT: Công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam, FPT cung cấp các dịch vụ viễn thông, phần mềm, CNTT, và giáo dục. Bên cạnh đó, FPT còn tham gia sản xuất thiết bị điện tử như máy tính bảng và điện thoại thông minh.
  • Tập đoàn TH: Nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam với thương hiệu TH True Milk. Ngoài sữa, TH còn sản xuất các sản phẩm nước trái cây, nước tinh khiết, và sữa chua.
  • Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk): Là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Cô gái Hà Lan và Mộc Châu. Sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO): Một trong những thương hiệu bia lâu đời và lớn nhất tại Việt Nam, SABECO cũng sản xuất rượu và nước giải khát, góp phần không nhỏ vào ngành công nghiệp đồ uống của đất nước.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu thông tin doanh nghiệp mới nhất 2024

Kết luận

Doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra sản phẩm, công việc, và giá trị gia tăng. Sự đa dạng trong mô hình doanh nghiệp sản xuất, từ sản xuất đơn thuần đến kết hợp thương mại và dịch vụ, đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Theo dõi Sabay để cập nhật tin tức hữu ích bạn nha!


SABAY – KHÔNG NGỪNG BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

Đánh giá post

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP