Mô hình Canvas là gì? 9 hệ giá trị trong mô hình kinh doanh Canvas

Cùng Sabay theo dõi Mô hình Canvas là gì và các hệ giá trị trong mô hình kinh doanh này bạn nhé!

Mô hình Canvas là gì?

Khái niệm

Mô hình Canvas, hay còn được gọi là Business Model Canvas, là một công cụ trực quan được sử dụng để mô tả, phân loại, thiết kế và tinh chỉnh mô hình kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Được phát triển bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur, mô hình này giúp tổ chức hiểu rõ về các yếu tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu kinh doanh của họ.

Mô hình Canvas là gì?
Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas bao gồm 9 yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh, được thể hiện dưới dạng một lưới gồm 9 ô. Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ sau.

Ưu điểm của mô hình Canvas

Business Model Canvas là một công cụ hữu ích được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng để cải thiện và phát triển các hoạt động kinh doanh mới. Mô hình này mang lại 3 lợi ích chính cho các tổ chức:

  • Sự tập trung: Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp tập trung vào các khía cạnh quan trọng của mô hình kinh doanh, tránh lan man, dài dòng. Điều này giúp bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu hơn.
  • Sự linh hoạt: Mô hình Canvas được trình bày dưới dạng lưới 9 ô, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, kiểm tra, thử nghiệm và chỉnh sửa các nội dung. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
  • Sự khoa học: Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp hệ thống hóa các yếu tố của mô hình kinh doanh một cách khoa học, logic. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình.

>>> Xem thêm: Checklist 10+ phần mềm quản lý công việc hiệu quả

Lợi ích của mô hình kinh doanh Canvas

Đối với doanh nghiệp: 

  • Hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình, bao gồm các yếu tố như phân khúc khách hàng, đề xuất giá trị, các kênh, quan hệ khách hàng, doanh thu, nguồn lực chính, quan hệ đối tác, các hoạt động chính và cơ cấu chi phí.
  • Phát triển và cải thiện mô hình kinh doanh, xác định các cơ hội cải thiện, giảm chi phí, tăng doanh thu,…
  • Truyền đạt mô hình kinh doanh cho các bên liên quan, giúp mọi người trong doanh nghiệp hiểu rõ mô hình kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp.
Lợi ích của mô hình kinh doanh Canvas
Lợi ích của mô hình kinh doanh Canvas

Đối với nhân viên:

  • Hiểu rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong doanh nghiệp.
  • Tăng cường sự gắn bó với doanh nghiệp, khi họ hiểu rõ mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp.

Nhìn chung, mô hình Canvas là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề. Mô hình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình, phát triển và cải thiện mô hình kinh doanh, truyền đạt mô hình kinh doanh cho các bên liên quan và tăng cường sự gắn bó của nhân viên.

9 hệ giá trị trong mô hình kinh doanh Canvas

Phân khúc khách hàng

Phân khúc khách hàng là yếu tố đầu tiên cần lưu ý khi thực hiện mô hình kinh doanh Canvas. Phân khúc khách hàng là nhóm người mà doanh nghiệp nhắm đến. 5 phân khúc khách hàng phổ biến bao gồm:

  • Thị trường đại chúng – Mass Market: Nhóm khách hàng tiềm năng có thể tiêu thụ được sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Thị trường ngách – Niche Market: Nhóm khách hàng có nhu cầu cụ thể & độc đáo.
  • Thị trường phân đoạn – Segmented: Cách tiếp cận khách hàng nhờ vào sự khác biệt về nhân khẩu học và nhu cầu của khách hàng.
  • Thị trường đa dạng – Diversify: Doanh nghiệp cần liên tục thay đổi dịch vụ, sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khác nhau của các phân khúc khách hàng.
  • Thị trường đa chiều – Multi-sided Platform/Market: Phục vụ nhóm khách hàng có các mối quan hệ với nhau.

Để xác định & phân loại chính xác tệp khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần:

  • Phân tích nhu cầu & vấn đề của khách hàng.
  • Xác định các phân khúc khách hàng của mình dựa trên các tiêu chí như nhu cầu, mong muốn, hành vi,…
  • Trả lời cho câu hỏi: Ai là người có khả năng mua hàng cao nhất?

Đề suất giá trị

Đề suất giá trị là những gì doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định được những giá trị mà khách hàng mong muốn và có thể được đáp ứng bởi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đề suất giá trị bao gồm 2 loại sau:

  • Giá trị định lượng: Nhấn mạnh vào giá cả, chất lượng, tính thực thi của sản phẩm/dịch vụ.
  • Giá trị định tính: Tập trung vào trải nghiệp khách hàng cũng như kết quả & công dụng của sản phẩm.

Các kênh phân phối

Các kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định được các kênh phù hợp với phân khúc khách hàng và đề suất giá trị của mình.

Hiện nay, có 2 kênh phân phối cơ bản mà doanh nghiệp có thể cân nhắc như: kênh phân phối thuộc sở hữu của công ty và kênh đối tác.

9 hệ giá trị trong mô hình kinh doanh Canvas
9 hệ giá trị trong mô hình kinh doanh Canvas

Quan hệ khách hàng

Quan hệ khách hàng là cách thức mà doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định được loại mối quan hệ mà mình muốn xây dựng với khách hàng. Qúa trình tạo mối quan hệ với khách hàng sẽ là phương thức giúp doanh nghiệp tạo sự thành công và bền vững về tài chính.

Quan hệ khách hàng được phân loại như sau:

  • Hỗ trợ cá nhân – Personal Assistance
  • Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn – Dedicated Personal Assistant
  • Tự phục vụ – Self Service
  • Dịch vụ tự động – Automated Services
  • Cộng đồng – Communities
  • Cùng xây dựng – Co-creation

Doanh thu

Doanh thu là nguồn thu nhập của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định được các cách thức tạo ra doanh thu. Dòng doanh thu của doanh nghiệp được sử dụng qua các cách sau:

  • Bán tài sản
  • Phí sử dụng
  • Phí đăng ký
  • Tiền cho vay/ cho thế chấp/ cho thuê
  • Cấp phép
  • Phí môi giới
  • Quảng cáo

Nguồn lực chính

Nguồn lực chính là những gì doanh nghiệp cần để hoạt động. Doanh nghiệp cần xác định được các nguồn lực chính của mình. Những nguồn lực chính mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng có thể là nguồn lực nhân sự, tài chính, vật lý và tri thức. Để tận dụng các nguồn lực, doanh nghiệp cần liệt kê danh sách và quyết định cần có bao nhiêu vốn đầu tư cho nguồn lực để vận hành doanh nghiệp một cách bền vững.

Quan hệ đối tác

Để đảm bảo doanh nghiệp triển khai mô hình kinh doanh Canvas một cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với các nhà cung ứng chất lượng cao là cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ là một biện pháp bổ sung mà còn tạo ra giải pháp giá trị cho doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào quy mô, doanh nghiệp có thể xây dựng mạng lưới đối tác chính. Đối tác của doanh nghiệp có thể hiểu là những người, tổ chức sẽ giúp đỡ chúng ta trong một khung giá trị nào đó.

Các hoạt động chính

Các hoạt động chính là những hoạt động mà doanh nghiệp cần thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng. Các hoạt động chính có thể là các công tác đáp ứng xây dựng và quản lý hệ thống phân phối. Các hoạt động này cũng bao gồm công tác nghiên cứu nâng cấp & phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Các hoạt động chính cần dựa trên năng lực làm việc của con người hoặc của máy móc. Doanh nghiệp cần quy hoạch để tập trung vào những hoạt động tạo nên giá trị thay vì bao quát cả những công việc không liên quan.

Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí xuất phát từ những hoạt động chính của doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần hoạch định chính xác và kiểm soát chi phí tối ưu. Bên cạnh việc cơ cấu chi phí, doanh nghiệp cũng cần có sự rạch ròi về các khoản đầu tư. Một khi đã có sơ đồ cho cấu trúc chi phí bao gồm các hạn mức, kế hoạch và quy trình, doanh nghiệp có thể dễ dàng đảm bảo an toàn cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ về mô hình Canvas

Tại các công ty lớn, mô hình Canvas được ứng dụng khá phổ biến như Apple, Uber, BMW,…

Airbnb

Airbnb áp dụng mô hình kinh doanh Canvas khi nhận ra nhu cầu của nhiều người muốn tìm kiếm chỗ ở địa phương khi du lịch. Họ xây dựng một sàn giao dịch trực tuyến cho thuê phòng, tận dụng các yếu tố như kênh phân phối trực tuyến để kết nối giữa người cho thuê và người thuê.

Uber/Grab

Uber và Grab sử dụng mô hình kinh doanh Canvas để phát triển sàn giao dịch chuyên chở bằng xe máy và ô tô. Các kênh phân phối như ứng dụng di động và trang web giúp kết nối hiệu quả giữa người tài xế và hành khách.

Ví dụ về mô hình Canvas
Ví dụ về mô hình Canvas

Apple

Apple sử dụng Business Model Canvas để xác định chiến lược sản phẩm, tập trung vào các giá trị như hệ thống nền tảng, thiết kế sáng tạo và chất lượng sản phẩm cao cấp.

Netflix

Netflix sử dụng mô hình kinh doanh Business Model Canvas để phát triển dịch vụ phát trực tuyến, cho phép khách hàng xem chương trình truyền hình và phim ảnh thông qua các kênh phân phối như trang web và ứng dụng di động.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? 5 bước hành trình trải nghiệm nhân viên

Kết luận

Mô hình Canvas là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình. Mô hình này có thể được sử dụng cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề.

Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích bạn nha!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

 

5/5 - (111 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP