Thưởng tết là gì? Thưởng tết 2023 có những quy định gì? Cùng Sabay tìm hiểu thông tin qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Thưởng Tết là gì?
Thưởng tết là một trong những khoản thưởng mà phía người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Theo quy định tại điều 104 Bộ Luật lao động 2019, tiền thưởng tết được định nghĩa như sau:
- Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
>>> Xem thêm: Phân biệt các loại thuế dành cho doanh nghiệp
Quy định về thưởng Tết 2023
Theo Bộ Luật lao động 2019, quy định tiền thưởng là khoản tiền mà người lao động được hưởng dựa trên kết quả làm việc và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Việc thưởng tết không phải là một quy định bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện. Người sử dụng lao động có quyền chủ động, tự nguyện thỏa thuận lương thưởng đối với người lao động dựa trên kết quả kinh doanh của họ.
Người lao động cũng có thể không nhận được tiền thưởng tết âm lịch nếu như năm đó doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành các mục tiêu công việc của mình theo quy định.
Theo bộ Luật lao động, chỉ có quy định về “tiền thưởng” mà không có quy định về “thưởng tết”, do đó:
- Thời gian tính thưởng tết tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp, căn cứ vào hợp đồng lao động, thời gian thử việc.
- Hình thức thưởng tết có thể là tiền mặt hoặc hiện vật hoặc chính sản phẩm của công ty. Không ít công ty thưởng tết cho doanh nghiệp bằng các hiện vật như dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo,… hoặc các sản phẩm mà chính doanh nghiệp đang sản xuất.
- Pháp luật khuyến khích chủ doanh nghiệp thưởng tết cho nhân viên bằng tiền để học có thể chủ động mua sắm, tuy nhiên không bắt buộc và không cấm nếu doanh nghiệp thưởng tết bằng hiện vật.
Thưởng tết khác gì lương tháng 13?
Lương tháng 13 là gì?
Lương tháng 13 là khoản lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Khoản lương này không bắt buộc có, tùy theo cam kết thỏa thuận giữa các bên. Nếu như hợp đồng lao động có quy định về khoản lương thứ 13 thì người lao động bắt buộc phải chi trả khoản lương này cho nhân viên. Nếu như hợp đồng lao động không có khoản lương này thì sẽ không cần chi trả cho nhân viên.
Công thức tính lương tháng 13
Thông thường, lương tháng 13 phụ thuộc vào mức lương hằng tháng của người lao động. Cụ thể:
Lương tháng 13 = M x TLTB/12
Trong đó:
- M: thời gian người lao động làm việc tính theo tháng trong năm tính thưởng
- TLTB: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc
Công thức tính lương trung bình
- Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên
Lương tháng 13= lương trung bình 12 tháng
Ví dụ: Bạn có mức lương từ tháng 1 đến tháng 9 là 10 triệu đồng/tháng, từ tháng 10 đến tháng 12 là 12 triệu đồng/tháng; tháng lương 13 của bạn sẽ được tính như sau:
[(10 triệu đồng x 9) + (12 triệu đồng x 3)] / 12 tháng = 10,5 triệu đồng.- Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng
Lương tháng 13= thời gian làm việc trong năm/12 x lương trung bình
Ví dụ: Bạn làm việc chính thức tại một doanh nghiệp từ tháng 9, tính đến hết tháng 12 năm đó là 4 tháng với mức lương 14 triệu đồng/tháng.
Tháng lương thứ 13 của bạn được tính như sau: (4 tháng/12) x 14 triệu đồng = 4,7 triệu đồng.
- Tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Lương tháng 13= lương tháng 12
Một số doanh nghiệp áp dụng quy định hưởng lương tháng 13 cho người lao động theo lương tháng 12.
Lưu ý:
- Lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, cá nhân phải đóng thuê cho khoản lương này theo quy định.
- Lương tháng 13 được trả vào tháng nào thì thuế thu nhập cá nhân được tính vào tháng đó cho người lao động.
- Lương tháng 13 không tính vào mức lương đóng BHXH do bản chất lương tháng 13 là tiền thưởng.
>>> Xem thêm: 4 Cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Thưởng tết khác gì lương tháng 13?
Trên thực tế, thưởng tết và lương tháng 13 là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau.
Căn cứ theo điều 104 Bộ Luật lao động năm 2019, quy định:
“1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Thực tế, bản chất lương tháng 13 không phải là thưởng tết. Thưởng tết là khoản tiền thưởng do người sử dụng lao động quyết định thưởng cho người lao động khi đơn vị hay doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt hoặc khi người lao động hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Lương tháng 13 và thưởng tết đều là khoản chi được chi trả vào dịp cuối năm. Tuy nhiên hai khoản tiền thưởng này hoàn toàn khác biệt nhau, được chi trả dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có thể lấy lương tháng 13 như một khoản phúc lợi để thu hút người lao động khi tuyển dụng hoặc là yếu tố để động viên nhân viên trong quá trình làm việc.
Tiền thưởng tết 2023 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ theo Luật Thuế thu nhập cá nhân và điểm e khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ 4 trường hợp sau:
- Tiền thưởng tặng kèm doanh hiệu được nhà nước ban tặng
- Tiền thưởng kèm giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được nhà nước thừa nhận
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được nhà nước công nhận
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi phạm pháp đến cơ quan có thẩm quyền
Do đó, nếu tiền lương của bạn vượt mức cần đóng thuế, thì khi nhận tiền thưởng tết, bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan.
Không thưởng tết có vi phạm pháp luật?
Theo khoản 1 điều 104 của Bộ Luật Lao động 2019: “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”
Dựa theo quy chế của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy định thưởng tết khác nhau. Bộ Luật Lao động 2019 quy định mở để doanh nghiệp tự quyết định quy chế và mức thuognwr chứ hoàn toàn không bắt buộc một con số cụ thể cho mức thưởng.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động huy động và sử dụng vốn, doanh nghiệp chưa có điều kiện thưởng tết cũng không vi phạm pháp luật.
>>> Xem thêm: Văn phòng hạng C là gì? Tiêu chuẩn đánh giá văn phòng hạng C
Kết luận
Tùy vào khả năng làm việc và thỏa thuận với người lao động, mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy định thưởng tết khác nhau. Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức bổ ích khác bạn nhé!
——————————————————
Địa chỉ: SABAY BUILDING
Hotline: 0931791122