Nhượng quyền kinh doanh là gì? Có nên nhượng quyền kinh doanh?

Thay vì tự mình kinh doanh và phải lo lắng về các chi phí đầu vào, hình thức kinh doanh và sự cạnh tranh trên thị trường, nhượng quyền thương hiệu là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu nhất.

Nhượng quyền kinh doanh là gì? Các hình thức nhượng quyền kinh doanh như thế nào? Có nên nhượng quyền kinh doanh không? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ sau.

Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là hình thức một cá nhân, tổ chức kinh doanh một sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh bất kỳ và cho phép một cá nhân, tổ chức khác kinh doanh sản phẩm, mô hình, cách thức dựa trên phương pháp kinh doanh và hình thức kinh doanh đã có của mình.

Một lý giải đơn giản hơn: Các bên trong giao dịch nhượng quyền bao gồm bên nhượng quyền và bên mua quyền. Bên mua quyền sẽ mua những sản phẩm, mô hình, cách thức kinh doanh, cái mà bên nhượng quyền đang sở hữu. Bên nhượng quyền sẽ được bên mua trả một khoản tiền nhất định, hoặc tính trên phần trăm doanh thu từ việc kinh doanh các sản phẩm đó.

Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Hình thức nhượng quyền đã ra đời từ rất lâu. Hình thức này được cho là bắt nguồn từ Mỹ, tuy nhiên một số nguồn tin lại cho rằng chúng đã xuất hiện rất lâu trước đó từ Trung Quốc. Một vài thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng có thể kể đến như:

  • 7-Eleven
  • Subway
  • McDonald’s
  • KFC
  • Gà rán Five Star
  • Napoli Coffee

Các hình thức nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Nhượng quyền kinh doanh toàn bộ có mức độ liên kết giữa người nhượng và người mua tương đối cao. Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh toàn diện thường có thời hạn trong thời gian dài. Nhiều hợp đồng có thể lên đến 20-30 năm. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện thường nhượng quyền ít nhât 4 tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, bao gồm:

  • Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo).
  • Bí quyết công nghệ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm/ dịch vụ

Khi hợp tác thông qua hình thức này, những người mua nhượng quyền sẽ phải trả hai loại phí: phí nhượng quyền ban đầu, phí hoạt động. Trong đó, phí nhượng quyền ban đầu là một loại phí khá lớn, phải chi trả ngay khi ký kết, còn phí hoạt động được tính bằng một khoản phần trăm doanh số định kỳ của cơ sở nhượng quyền.

Ngoài hai khoản phí chính, doanh nghiệp phải chi trả các chi phí cửa hàng, thiết kế, mua trang thiết bị quảng cáo hay chênh lệch khi mua nguyên vật liệu từ công ty chính hãng.

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện yêu cầu các công ty nhượng quyền phải “giao nộp” các tài sản như:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhận nhượng quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường. Một số thương hiệu nhượng quyền phân phối sản phẩm quen thuộc là: Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp).
  • Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Bên bán nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.
  • Cấp phép sử dụng thương hiệu: Thay vì nhượng quyền sản phẩm hay công thức, hình thức này nhượng quyền sử dụng thương hiệu, tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch, ví dụ thương hiệu đồ uống nhượng quyền với hãng thời trang. Các thương hiệu này thường có giá trị tương đối cao và có lượng fan nhất định, ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng…
  • Nhượng quyền theo kiểu dùng chung tên hiệu: Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cao, các loại tư vấn kinh doanh, pháp lý như KPMG, E&Y…
Các hình thức nhượng quyền kinh doanh
Các hình thức nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền có tham gia quản lý

Nhượng quyền có tham gia quản lý là hình thức đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực. Đặc biệt là trong ngành nhà hàng khách sạn.

Trong quan hệ nhượng quyền có tham gia quản lý, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ, cung cấp người quản lý và bộ phận điều hành doanh nghiệp cho bên mua nhượng quyền.

Đây là một hình thức vừa quản lý được chất lượng chuỗi, vừa hỗ trợ cho việc chuyển giao công thức, mô hình kinh doanh.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Nếu bên bán muốn tham gia trực tiếp vào công việc kinh doanh của bên mua nhượng quyền, họ có thể sử dụng hình thức nhượng quyền tham gia đầu tư vốn.  Theo đó, thương hiệu nhượng quyền sẽ đầu tư một phần vốn vào cơ sở nhượng quyền dưới dạng liên doanh.

Five Star Chicken là một trong những thương hiệu đang áp dụng mô hình này tại Việt Nam.

Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh

  • Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương.
  • Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
  • Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
  • Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
  • Quảng cáo tại nơi bán hàng.
  • Các hoạt động hỗ trợ trọn gói, thống nhất.
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh
Ưu điểm của nhượng quyền kinh doanh

Nhược điểm của nhượng quyền kinh doanh

  • Không phải là thương hiệu riêng của mình.
  • Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
  • Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
  • Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.
  • Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
  • Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

Có nên nhượng quyền kinh doanh?

Trước khi quyết định có nên nhượng quyền kinh doanh hay không, doanh nghiệp cần xác định các yếu tố sau. Những ưu, nhược điểm của tự xây dựng thương hiệu, tự kinh doanh và nhượng quyền thương hiệu có thể kể đến như:

Trách nhiệm ban đầu

Trách nhiệm ban đầuNhượng quyềnTự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm
  • Không cần phải chịu trách nhiệm về việc phát triển hay quảng bá cho thương hiệu.
  • Nhận được tất cả bí quyết kinh doanh, bộ nhận diện & danh tiếng của thương hiệu nhượng quyền.
  • Không cần tuân theo quy trình, thủ tục rườm rà.
  • Có thể xây dựng một thương hiệu mang dấu ấn riêng.
Nhược điểm
  • Phải tuân theo các thủ tục, quy trình được thiết lập sẵn.
  • Không được quyền điều khiển, phát triển thương hiệu theo định hướng cá nhân ngay từ khi thành lập.
  • Có thể chịu những rủi ro (về truyền thông) từ công chúng.
  • Tự chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh & phát triển thương hiệu của mình.
  • Khi kinh doanh phải có kế hoạch rõ ràng, biết chia nhỏ những đầu mục công việc.
  • Cần có số vốn ban đầu để xây dựng nhận diện thương hiệu.

Quyền được sáng tạo trong kinh doanh

Quyền được sáng tạoNhượng quyềnTự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm
  • Nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của thương hiệu nhượng quyền về cách lựa chọn vị trí kinh doanh, cách xây dựng menu hấp dẫn hay cách trang trí của quán.
  • Có thể tự xây dựng được phong cách trang trí và menu quán ăn theo định hướng của chủ thương hiệu.
Nhược điểm
  • Cần phải tuân theo menu, cách trang trí có sẵn.
  • Phải luôn luôn linh hoạt trong việc thay đổi menu để phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Phải có tầm nhìn, khả năng phán đoán sự phát triển, xu thế trong tương lai của lĩnh vực kinh doanh.

Chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanhNhượng quyềnTự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm
  • Nhận được sự tư vấn tài chính từ công ty nhượng quyền.
  • Sử dụng nguồn tài chính của mình để đầu tư vào một mô hình kinh doanh thành công được kiểm nghiệm trước đó.
  • Được hưởng toàn bộ những lợi nhuận có được trong quá trình kinh doanh. Điều này đồng nghĩa là chủ thương hiệu có thêm nguồn thanh khoản về tài chính.
  • Được quyền tự do lựa chọn nguyên vật liệu, nhà cung cấp, tự điều phối chi phí phù hợp với quy mô, định hướng của quán.
Nhược điểm
  • Phải đảm bảo có lượng tiền để vận hành cửa hàng trong thời gian đầu.
  • Phải chấp nhận những khoản chi phí cố định và chi phí nhượng quyền.
  • Phải xác định rõ những khoản chi phí ban đầu như tiền thuê mặt bằng, giấy phép kinh doanh,…
  • Tự chuẩn bị nguồn chi phí vận hành lớn bao gồm trang trí quán, mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân viên,…

Kinh nghiệm trong kinh doanh

Kinh nghiệmNhượng quyềnTự xây dựng thương hiệu
Ưu điểm
  • Học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm kinh doanh từ thương hiệu nhượng quyền như nhu cầu khách hàng, định vị thương hiệu, tối ưu chi phí,…
  • Học hỏi được kinh nghiệm quý báu từ những ông lớn trong ngành để sau này khởi nghiệp thuận lợi hơn.
  • Có thể vận dụng kinh nghiệm cá nhân vào kinh doanh.
  • Tự ra quyết định kinh doanh dựa trên những kinh nghiệm của mình mà không cần dựa dẫm vào người khác.
Nhược điểm
  • Gặp những hạn chế trong việc vận dụng kinh nghiệm sẵn có vào vận hành quán.
  • Nếu chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh thì dễ gặp thất bại.

>>> Xem thêm: 5 mẫu công văn phổ biến trong văn phòng

Kết luận

Nếu đang có ý định nhượng quyền kinh doanh hay mua nhượng quyền từ các thương hiệu khác, những chia sẻ của Sabay sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về hình thức này.

Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác mỗi ngày!


SABAY BUILDING

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình

5/5 - (101 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng