Phân biệt các loại thuế dành cho doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu phải đối mặt với các khoản thuế dành cho doanh nghiệp trong cả quá trình hoạt động. Đó là những loại thuế gì? Cùng Sabay phân biệt các loại thuế dành cho doanh nghiệp chi tiết qua những chia sẻ dưới đây.

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu được áp dụng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu, với các mặt hàng xuất và nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế xuất nhập khẩu được tính dựa trên các phương pháp sau:

  • Tính thuế theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
  • Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và tính thuế theo phương pháp hỗn hợp. Trong đó, số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu hay nhập khẩu. Mức thuế tuyệt đối được quy định dựa trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu có thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả hằng tháng. Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà công ty phải nộp thay người lao động. Thuế TNCN được chi trả hằng tháng, kê khai theo tháng hoặc quý, và kết toán theo từng năm.

Thuế TNCN được tính dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất của nhân viên. Cụ thể:

  • Thu nhập tính thuê TNCN = thu nhập chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ gia cảnh
  • Thuế suất TNCN được quy định tại điều 22 và điều 23 Luật Thuế TNCN 2007, sửa đổi và bổ sung 2012, 2014.
  • Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

– Giảm trừ gia cảnh từ 4.400.000 – 11.000.000 đồng/người/tháng;

– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nghề nghiệp,…

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân

Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

Đối với hồ sơ khai thuế năm, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày của cuối cùng tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.

  • Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
  • Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vị thuế.

>>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp và tầm quan trọng của nó với tổ chức

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ các khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia là loại thuế gián thu. Người phải trực tiếp tiến hành nghĩa vụ đóng thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế là doanh nghiệp, đơn vị sản xuất.

Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Cụ thể:

  • Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra–Thuế GTGT đầu vào
  • Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT= GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Trên thực tế,thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức gồm 0%, 5% và 10%. Tùy vào từng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mức thuế khác nhau.

Thuế giá trị gia tăng được tính dựa trên 2 trường hợp:

  • Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp: những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp này thường hoạt động ở các ngành mua bán, chế tác trang sức, vàng, đá quý,..cơ sở hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm thấp hơn 1 tỷ động hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Daonh nghiệp kê khai theo phương thức khấu trừ: những doanh nghiệp kê khai theo phương thức này thường thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan theo quy định, có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo tháng là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo quý là ngày 30 hoặc 31 của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế dựa trên kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế TNDN được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:

  • Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác. Kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ năm 2018, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được áp dụng có thời hạn các mức thuế suất TNDN nhỏ hơn mức thuế suất nêu trên. Quy định này căn cứ vào luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017.

Trong trường hợp doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp cũng sẽ phát sinh thêm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp theo quý, thời hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng cao tầng

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là một trong các loại thuế gián thu với đối tượng là các loại hàng hóa, sản phẩm khi sử dụng có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường mà doanh nghiệp phải nộp một lần cho nhà nước nếu có sản xuát kinh doanh hay nhập khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế BVMT theo luật bảo vệ môi trường 2010.

Thuế BVMT được tính bằng số lượng hàng hóa tính thuế nhân với mức thuế tuyệt đối.

Đối với thuế BVMT cho hàng hóa nội địa, doanh nghiệp phải khai thuế với cơ quan thuê quản lý trực tiếp.

Đối với thuê BVMT cho hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuê ngay tại cơ quan hải quan.

Cơ quan thu thuế doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp có thể nộp thuế bằng nhiều cách khác nhau.

  • Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế
  • Nộp trực tiếp tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
  • Nộp gián tiếp qua giao dịch điện tử thông qua chữ ký số

* Chữ ký số là một trong những phương thức quan trọng trong việc chuyển đổi số quy trình làm việc giữa doanh nghiệp và nhà nước thời 4.0. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ở mọi lúc, mọi nơi, tránh những rủi ro xử phạt hành chính khi nộp thuế chậm.

>>> Xem thêm: Quản trị văn phòng là gì?

Kết luận

Trên đây là một số loại thuế mà doanh nghiệp phải chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích về văn phòng và kinh doanh bạn nhé!


???? Địa chỉ: SABAY BUILDING

???? Hotline: 0931791122

 

5/5 - (100 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng