Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs

Để theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức, phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Cùng Sabay nghiên cứu về phương pháp này qua những chia sẻ dưới đây.

Hiệu suất làm việc là gì?

Hiệu suất làm việc hay còn được gọi là Employee Performance, thường được đo lường bằng chỉ số KPI (Key Performancr Indicator) hoặc OKRs (Objectives and Key Results). 2 chỉ số trên sẽ cho thấy mức độ hoàn thành công việc của một cá nhân hoặc tập thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi nhìn vào các chỉ số KPI hoặc OKRs, người lãnh đạo có thể đánh giá được năng lực làm việc của từng cá nhân, tập thể trong một dự án. Từ đó tìm ra ưu điểm và khuyết điểm của cá nhân, tập thể để khắc phục.

Hai phương pháp trên đều được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì phương pháp OKRs được cho là hiệu quả và được sử dụng nhiều hơn.

Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs
Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs

>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Tầm quan trọng của việc đo lường hiệu suất làm việc

Hiệu suất làm việc của các cá nhân và tập thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc đo lường hiệu suất làm việc rất quan trọng. Một số lợi ích của việc đo lường hiệu suất làm việc có thể kể đến như:

Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm

Việc đặt ra KPI/ OKRs cho cá nhân, tập thể sẽ giúp thúc đẩy tinh thần làm việc và trách nhiệm đối với dự án. Trong một tập thể, không phải cá nhân nào cũng có khả năng điều phối, hoàn thành công việc tốt. KPI/OKRs là công cụ thúc đẩy trách nhiệm khi làm việc tập thể của các cá nhân.

Việc đo lường hiệu suất làm việc còn giúp các nhân viên nỗ lực và cố gắng hơn trong công việc. Nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau, làm ảnh hưởng đến hiệu suất của cả tập thể, cả dự án.

Gia tăng sự tin cậy, gắn bó của team

Khi đặt ra KPI/ OKRs để đo lường hiệu suất làm việc, những cấp lãnh đạo sẽ không tốn nhiều thời gian khi phải kiểm soát hoạt động của team. Bản thân các chỉ số đo lường đã vạch sẵn những đường đi, kế hoạch thực hiện dự án ứng với một timeline cụ thể. Việc mà cấp lãnh đạo cần làm chính là tạo điều kiện để các nhân viên được phát triển và thực hiện.

Bằng cách này, các thành viên trong dự án sẽ gắn kết với nhau, gia tăng sự tin cậy của các thành viên. Từ đó cùng nhau hoàn thành dự án một cách xuất sắc.

Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs
Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs

Tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp

Khi đặt ra KPI/ OKRs cho các cá nhân và tập thể, bạn sẽ thấy hiệu suất làm việc của họ được cải thiện đáng kể. Các công việc sẽ được hoàn thành đúng deadline và hạn chế việc mắc lỗi. Do đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực trong quá trình vận hành.

Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Những hoạt động của doanh nghiệp dù gián tiếp hay trực tiếp đều ảnh hưởng đến khách hàng của họ. Trải nghiệm của khách hàng có thể xuất phát từ chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Cũng có thể xuất phát từ một mẫu tin quảng cáo, một tin tức trên website của doanh nghiệp.

Do đó, các hoạt động của doanh nghiệp cần chỉnh chu và để lại ấn tượng tốt đối với khách hàng dù gián tiếp hay trực tiếp. Để làm được điều này, mọi công đoạn hay dự án của doanh nghiệp cần hoàn thiện tốt nhất, đúng với tiêu chí đã đề ra. Chính vì thế, KPI/ OKRs là thang đó trực tiếp đánh giá hiệu suất làm việc của cá nhân và tập thể nhân viên.

Phát triển doanh nghiệp bền vững

Đây là một trong những lợi ích hiển nhiên mà chỉ số KPI/ OKRs có thể giúp doanh nghiệp đạt được. Chỉ số đánh giá giúp doanh nghiệp có những nhân sự làm việc trách nhiệm, những đội nhóm gắn bó. Từ đó tiết kiệm nguồn lực cũng như chi phí cho doanh nghiệp.

Quan trọng hơn là, chỉ số đo lường hiệu suất này ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp liên tục sử dụng, cải tiến các chỉ số thì đây chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Cơ sở cho hoạt động khen thưởng

Để tạo động lực cho quá trình hoạt động của nhân viên, việc khen thưởng là điều cần thiết. Khen thưởng là một trong các yếu tố giúp nhân sự cảm thấy được khích lệ và trân trọng thành quả của mình. Từ đó có ý định gắn bó lâu dài với công ty. KPI/ OKRs được đặt ra không chỉ đo lường hiệu suất làm việc, mà đó còn là minh chứng cho sự cố gắng của nhân viên, giúp bạn được tăng lương, lên chức,…

Khi doanh nghiệp “thưởng phạt phân minh” sẽ tạo nên môi trường làm việc cạnh tranh tích cực, đẩy hiệu suất làm việc lên cao.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online

Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs

Khái niệm

OKRs là một công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lý mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. OKRs đo lường những kết quả làm việc, những nỗ lực đóng góp của các cá nhân và tổ chức.

Các thành tố trong OKRs được trình bày như sau:

OKRs = Objectives + Key Results

Mục tiêu (Objective) “Tôi muốn đi đâu?” Một mục tiêu là một tuyên bố mang tính định tính được thiết kế để thúc đẩy tổ chức phát triển, tiến về phía trước. Một cách đơn giản hơn, mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm điều gì?”. Một mục tiêu được viết tốt là ngắn gọn, có tính khả thi, thực hiện được trong một quý, và truyền cảm hứng cho cả nhóm.

Kết quả then chốt (Key result) “Tôi đến đó bằng cách nào?” là một tuyên bố mang tính định lượng để đo lường sự thành công của mục tiêu được đưa ra. Đơn giản hơn, kết quả then chốt sẽ trả lời câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta biết được chúng ta đạt được mục tiêu đã đưa ra?”. Một mục tiêu đã đưa ra nên có khoảng từ 3 – 5 kết quả then chốt.

Bằng cách đo lường hiệu suất làm việc thông qua chỉ số OKRs, doanh nghiệp sẽ quản lý cá nhân và tổ chức một cách hiệu quả hơn. Từ đó đảm bảo sự phối hợp giũa các cá nhân trong dự án được xuyên suốt, góp phần phát triển cho doanh nghiệp.

Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs
Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs

Nguồn gốc

OKRs được bắt nguồn từ MBO – phương pháp quản trị theo mục tiêu do Peter Drucker đưa ra vào năm 1954. Sau đó, nó được phát triển và khắc phục những nhược điểm tồn đọng bởi Andy Grove (CEO của Intel) và được ứng dụng thành công trong thực tiễn, tuy nhiên theo nhiều đánh giá là nó còn khá cứng nhắc.

Vào năm 1999, một nhân viên của Andy Grove tiếp tục phát triển phương pháp này và ứng dụng vào Google – Bến đổ sau khi rời Intel của ông và giúp cho Google có được cách đánh giá hiệu suất làm việc linh hoạt hơn, áp dụng thang điểm từ 1 đến 10 cho các đánh giá của mình.

  • 0.7 đến 1.0: Hoàn thành OKRs (Biểu thị bằng màu xanh lá)
  • 0.4 đến 0.6: Có tiến bộ nhưng không hoàn thành OKRs (biểu thị bằng màu vàng)
  • 0.0 đến 0.3: Không tiến bộ, không hoàn thành OKRs và không có cố gắng hoàn thành (biểu
    thị bằng màu đỏ).

Từ năm 2010, OKRs được áp dụng rộng rãi cho nhiều doanh nghiệp/ tổ chức lớn trên thế giới
và tại Việt Nam nó cũng rất phát triển.

Lợi ích của OKRs

OKRs mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

Gia tăng sự tập trung

Chỉ số đo lường hiệu suất công việc OKRs giúp các nhân viên tập trung và phấn đấu vì mục tiêu công việc. Nhờ đó, kết quả dự án sẽ trở nên khả quan hơn và rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Gia tăng tính kết nối

Bằng cách theo dõi dự án qua OKRs, các cá nhân sẽ tập trung trong việc hoàn thành công việc, hạn chế những xung đột và mâu thuẫn. Điều này sẽ giúp tăng tính hợp tác giữa các bộ phận, tránh làm mất thời gian và ảnh hưởng đến công việc chung.

Thúc đẩy tinh thần trách nhiệm thông qua các cam kết

Khi tuân thủ theo phương pháp OKRs, cá nhân và tổ chức phải tuân thủ theo các cam kết đã ra. Vì vậy, ý thức làm việc sẽ được gia tăng. Bên cạnh dó, mọi người cũng gắn kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc nhiều hơn.

Theo dõi tiến độ công việc

Không chỉ bản thân nhân viên theo dõi tiến độ của mình mà các quản lý cũng có thể theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên cấp dưới.

Từ những theo dõi đó, chúng ta có thể nhìn nhận những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, đánh giá khả năng xuất hiện rủi ro và đưa ra giải pháp khắc phục.

>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Kết luận

OKRs là một trong những phương pháp hiệu quả giúp ích trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với những chỉ số đánh giá OKRs, việc vận hành và theo dõi các hoạt động của nhân viên trở nên dễ dàng và thành công hơn.

——————————————————

Địa chỉ: SABAY BUILDING

Hotline: 0931791122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình

5/5 - (101 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng