Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm 2023

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá một cách cụ thể về khái niệm công ty bảo hiểm là gì, các thủ tục thành lập công ty bảo hiểm, từ việc lập hồ sơ đến việc hoàn thành các quy trình pháp lý. Điều này sẽ giúp cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng một doanh nghiệp bảo hiểm vững mạnh và hiệu quả. Cùng Sabay theo dõi những chia sẻ ngay sau đây bạn nhé!

Công ty bảo hiểm là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, một công ty bảo hiểm là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm để bảo vệ khách hàng khỏi những rủi ro tài chính không mong muốn. Những rủi ro này có thể bao gồm các sự cố liên quan đến tài sản, sức khỏe, nguy cơ và các yếu tố khác có thể gây thiệt hại tài chính cho cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty bảo hiểm hoạt động dựa trên cơ chế hợp đồng, trong đó khách hàng mua một hợp đồng bảo hiểm và đồng ý trả một khoản phí được gọi là tiền bảo hiểm. Trong trường hợp xảy ra rủi ro đã được đảm bảo bởi hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền hoặc cung cấp dịch vụ bồi thường cho khách hàng để giúp họ khắc phục hậu quả tài chính.

Công ty bảo hiểm là gì?
Công ty bảo hiểm là gì?

Công ty bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của các rủi ro tài chính đối với cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Chúng tạo ra một môi trường an toàn cho việc kinh doanh và cuộc sống bằng cách cung cấp sự đảm bảo tài chính trong trường hợp các sự cố xảy ra.

>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài mới nhất 2023

Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm có 5 loại hình chính, bao gồm:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước,
  • Công ty cổ phần bảo hiểm,
  • Tổ chức bảo hiểm tương hỗ,
  • Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh,
  • Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm
Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có điều kiện thành lập riêng. Đối với công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Số vốn điều lệ đã góp vốn không thấp hơn mức vốn pháp định (Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, mức vốn pháp định khi kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỉ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỉ đồng).
  • Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
  • Loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Người điều hành có năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
  • Các cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp phải không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

Căn cứ pháp lý

Để thành lập công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cần dựa theo các căn cứ pháp lý sau:

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi năm 2010.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi.
  • Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm
Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm

Hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm

Bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp.
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Dự thảo về điều lệ của công ty: phải có đủ chữ ký của tất cả các thành viên; người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập, hoặc người đại diện theo ủy quyền cổ đông sáng lập với CTCP; người đại diện pháp luật và các thành viên, hoặc người đại diện theo ủy quyền với Cty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Giấy chứng thực cá nhân photo công chứng (CMND, CCCD).
  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Quy trình thành lập công ty bảo hiểm

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đã nêu trên, doanh nghiệp nộp lại hồ sơ tại Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính. Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ sẽ được sở Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngược lại, nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ, cơ quan Sở sẽ gửi đề nghị bằng văn bản để doanh nghiệp bổ sung và sửa đổi.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung công bố bao gồm:

  • Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp được toàn quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bảo hiểm

Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh bảo hiểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Phuong án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dụ phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
  • Mức vốn và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có lien quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của laoij sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.

>>> Xem thêm: Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp

Kết luận

Quá trình thực hiện một công ty bảo hiểm đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và am hiểu về quy trình pháp lý. Tuy nhiên, nỗ lực này đem lại không chỉ là sự thành lập một doanh nghiệp mà còn là việc xây dựng sự tin tưởng và sự bảo vệ cho cộng đồng. Bằng cách tuân theo các quy định và thực hiện đúng thủ tục, bạn đang góp phần vào việc đảm bảo sự an toàn tài chính và sự phát triển bền vững.

Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích khác bạn nhé!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (101 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP