Muốn thành lập một công ty xuất nhập khẩu? Đừng bỏ qua bài viết này! Cùng Sabay tìm hiểu về công ty xuất nhập khẩu, các điều kiện, thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu ngay sau đây bạn nhé!
Mục lục bài viết
Công ty xuất nhập khẩu là gì?
Công ty xuất nhập khẩu là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán và giao dịch hàng hóa giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Công ty này có vai trò trung gian trong quá trình mua bán hàng hóa, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa tại quốc gia xuất khẩu, đặt mua hàng, đến vận chuyển, thông quan và phân phối hàng hóa tại quốc gia nhập khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu thường đảm nhận nhiều vai trò quan trọng như tìm kiếm nguồn cung hàng hóa chất lượng và giá cả cạnh tranh, đàm phán hợp đồng mua bán, xử lý thủ tục xuất nhập khẩu, quản lý vận chuyển và thông quan hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn thương mại và giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch quốc tế.
Đối với các công ty nhập khẩu, công ty này thường mua hàng hóa từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp ở nước ngoài và mang về quốc gia nhập khẩu để bán hoặc phân phối cho các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, các công ty xuất khẩu tập trung vào việc bán hàng hóa sản xuất trong nước cho các thị trường nước ngoài.
>>> Xem thêm: Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Để thành lập một công ty xuất nhập khẩu, có một số điều kiện cần doanh nghiệp phải tuân thủ, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo đúng Luật pháp quy định.
- Cam kết kinh doanh theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế khi tham gia, phù hợp với tập quán thương mại quốc tế.
- Kinh doanh ngành nghề hàng hóa xuất nhập khẩu đúng như khi đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.
- Ngoài ra, với doanh nghiệp buôn bán, chuyên làm dịch vụ phải đáp ứng thêm điều kiện về vốn điều lệ thành lập công ty.
- Với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu
- Với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp phép tùy theo sản phẩm, hàng hóa có điều kiện theo thẩm quyền của Bộ, Ngành liên quan. Trong một số trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phải bảo đảm các quy định điều kiện liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Nghĩa là để nắm điều kiện xuất nhập khẩu của 1 mặt hàng cụ thể cần liên hệ cơ quan hải quan hoặc bộ ngành quản lý sản phẩm.
- Theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài) thì hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Hồ sơ thành lập công ty
Để chuẩn bị thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
Quy trình thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đã nêu trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư để xin cấp phép đăng ký kinh doanh.
Trong vòng 3-5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan chức năng. Nếu hồ sơ đăng ký không hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các bước sau để hoàn tất các thủ tục
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Khi hồ sơ thành lập công ty của doanh nghiệp được chấp thuận, doanh nghiệp phải thông báo công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Để công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu cần chuẩn bị các hồ sơ bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành/ nghề kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm lệ phí công bố là 100.000 đồng.
Công bố thông tin doanh nghiệp cần thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không thực hiện quá trình công bố, chủ sở hữu có thể bị phạt từ 1.000.000đ – 2.000.000đ theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Đồng thời, doanh nghiệp phải công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia theo quy định.
Bước 3: Khắc dấu doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu theo quy định của pháp luật. Số lượng con dấu và thiết kế con dấu được doanh nghiệp tự quyền quyết định. Tuy nhiên dù thế, con dấu doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định pháp luật.
Ngoài các bước chủ yếu kể trên, để hoàn tất quá trình thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần phải trải qua các bước như:
- Gắn bảng hiệu cho trụ sở chính;
- Hoàn tất các thủ tục kê khai thuế ban đầu. Bao gồm: tờ khai thuế môn bài, đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định, nộp công văn đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử và công văn đăng ký hình thức kế toán;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo lên Sở KHĐT;
- Mua token chữ ký số;
- Nộp lệ phí môn bài và tờ khai thuế môn bài thông qua tài khoản điện tử.
Lưu ý khi thành lập công ty xuất nhập khẩu
Trong quá trình thành lập công ty xuất nhập khẩu, có một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Nghiên cứu thị trường: Trước khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, hãy nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về nhu cầu tiêu dùng, cạnh tranh và xu hướng thị trường.
- Xây dựng mối quan hệ với đối tác: Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với các nhà cung cấp và đối tác quốc tế để đảm bảo nguồn hàng hóa ổn định và chất lượng.
- Quản lý rủi ro: Thành lập công ty xuất nhập khẩu cần có kế hoạch quản lý rủi ro để đối phó với các yếu tố không lường trước như biến động giá cả, biến đổi chính sách quốc gia, v.v.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Luôn tuân thủ quy định pháp luật về xuất nhập khẩu, xuất khẩu, thuế và các quy định khác liên quan để đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện một cách hợp pháp và minh bạch.
>>> Xem thêm: Công ty ma là gì? Những điều cần cảnh giác về công ty ma
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về các thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu. Để biết thêm nhiều thông tin về doanh nghiệp, đừng quên theo dõi Sabay mỗi ngày bạn nhé!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM