10 bí quyết tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Tiếp cận khách hàng tiềm năng là một yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc tìm ra khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ thành công. Bằng cách áp dụng các bí quyết mà Sabay chia sẻ ngay dưới đây, doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là những người có tiềm năng trở thành khách hàng thực tế của doanh nghiệp. Đây là những người đã thể hiện quan tâm, nhu cầu và khả năng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng có những đặc điểm sau:

  • Quan tâm: Họ đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực doanh nghiệp mà bạn cung cấp.
  • Nhu cầu: Họ có nhu cầu hoặc vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
  • Khả năng mua hàng: Họ có khả năng tài chính hoặc sẵn sàng chi tiêu để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Khách hàng tiềm năng không chỉ đơn giản là những người mà doanh nghiệp nhắm đến, mà còn là cơ hội để xây dựng mối quan hệ, tạo lòng tin và tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực tế. Chính vì vậy, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng là rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng tiềm năng?

Tiếp cận khách hàng tiềm năng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị và phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp.Một số lợi ích chính mà doanh nghiệp có thể đạt được từ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng bao gồm:

  • Tăng khả năng chuyển đổi: Khách hàng tiềm năng đã thể hiện quan tâm và nhu cầu, do đó, việc tiếp cận và tương tác với họ giúp tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực tế. Điều này mang lại lợi ích tài chính và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Tăng hiệu quả tiếp thị: Tiếp cận khách hàng tiềm năng cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực và nỗ lực tiếp thị vào nhóm đối tượng có khả năng mua hàng cao nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí tiếp thị và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.
  • Xây dựng mối quan hệ: Quan hệ với khách hàng tiềm năng không chỉ tạo cơ hội kinh doanh ngay lập tức, mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Việc tương tác và cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng trong suốt quá trình tiếp cận sẽ giúp doah nghiệp tạo lòng tin, thúc đẩy tương tác và tạo điều kiện cho việc xây dựng mối quan hệ khách hàng bền vững.
  • Nắm bắt cơ hội: Khách hàng tiềm năng đại diện cho cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc tiếp cận và tận dụng cơ hội này giúp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh số và mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp.
  • Cạnh tranh hiệu quả: Trong một thị trường cạnh tranh, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp nắm bắt và giữ chân khách hàng trong quá trình tìm hiểu và đưa ra quyết định mua hàng. Điều này giúp cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cùng ngành và tạo lợi thế cho doanh nghiệp.
Vì sao doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng tiềm năng?
Vì sao doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng tiềm năng?

Bí quyết tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Viết blog

Blog là một trong những kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều khách hàng trong giai đoạn đầu của phễu Marketing – giai đoạn nhận thức.

Để thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần tập trung viết blog với nội dung hữu ích, giá trị và liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Những nội dung chất lượng, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải đáp các vấn đề là những nội dung mà khách hàng tiềm năng quan tâm.

Viết blog
Viết blog

Khi xây dựng blog, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng những từ khóa chính khách hàng hay tìm kiếm xuất hiện trên các công cụ như Google, Bing, Cốc Cốc. Nếu khách hàng nhận được những giá trị họ cần trên website của bạn, khả năng khách hàng quay lại và trung thành với doanh nghiệp sẽ tăng cao. Thậm chí, họ sẵn sàng đăng ký, theo dõi website để cập nhật liên tục các bài viết của doanh nghiệp. Đây chính là tệp khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể khai thác được.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization) giúp website của bạn xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể sử dụng từ khóa phù hợp, tối ưu tiêu đề, mô tả và các yếu tố trang web khác để thu hút khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhờ quá trình SEO hiệu quả, website của doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều hơn các khách hàng, tăng lượng truy cập mà không mất nhiều chi phí quảng cáo.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Để tối ưu công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nghiên cứu từ khóa. Những từ khóa này phải xuất phát từ những câu hỏi mà khách hàng thường xuyên tìm kiếm trên Google, Cốc Cốc, BING,…

Khi tối ưu website chuẩn SEO, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Phát triển hệ thống website;
  • Xây dựng content chất lượng;
  • Nghiên cứu và tìm kiếm từ khóa;
  • Sử dụng external, internal link chất lượng trong bài vieestt;
  • Đảm bảo nội dung bài viết chuẩn SEO;
  • ….

Email Marketing

Email Marketing là một trong những cách giúp doanh nghiệp quan tâm và tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bằng cách sử dụng Email Marketing, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến với khách hàng.

Email Marketing
Email Marketing

Hiện nay, Email Marketing đang là một trong các chiến lược tiếp thị online hiệu quả. Để triển khai chiến lược bài bản, doanh nghiệp có thể tham khảo những bước sau:

  • Xác định mục tiêu chiến lược;
  • Lên danh sách địa chỉ email chất lượng;
  • Xây dựng nội dung cho email;
  • Gửi email đến cho khách hàng;
  • Đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược;
  • Tối ưu chiến dịch hiệu quả hơn.

Bên cạnh những bước tham khảo trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tối ưu nội dung email với tiêu đề, cách viết và CTA hấp dẫn.

Thực hiện chiến dịch quảng cáo (PPC)

Chiến dịch quảng cáo trả tiền (PPC – Pay per click) một cách định kỳ trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads hoặc Facebook Ads giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng.

Thực hiện chiến dịch quảng cáo (PPC)
Thực hiện chiến dịch quảng cáo (PPC)

Để thực hiện chiến dịch quảng cáp PPC hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các từ khóa, đối tượng và tiêu chí quảng cáo phù hợp để đưa thông điệp của bạn đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Bằng cách thức này, doanh nghiệp có thể vẽ ra chân dung khách hàng mà mình đã khai thác được: họ là ai, tính cách thế nào? hành vi ra sao? Những nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực và chi phí dành cho những khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình.

Social Media Marketing

Social Media là một trong những phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả mà hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng.

Social Media Marketing
Social Media Marketing

Doanh nghiệp có thể kết hợp sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tạo nội dung hấp dẫn, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và khuyến mãi để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng trên các nền tảng mạng xã hội.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Ngày nay, tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) đang là xu hướng trên mọi nền tảng.

Doanh nghiệp có thể tiến hành chiến lược tiếp thị liên kết bằng cách xây dựng mạng lưới liên kết với các đối tác, blog chuyên ngành, influencer hoặc các trang web có lượng truy cập cao để giới thiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khi có người khách hàng tiềm năng được giới thiệu từ các đối tác liên kết, bạn có cơ hội tiếp cận với một đám đông khách hàng tiềm năng mới.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Bằng hình thức tiếp thị liên kết, doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn đến khách hàng. Với mạng lưới liên kết phủ sóng rộng rãi hiện nay, việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình bằng hình thức PPC hoặc PPA không còn là vấn đề khó khăn.

Xây dựng cộng đồng khách hàng

Xây dựng cộng đồng khách hàng là cách thức quan trọng giúp khách hàng thoải mái trao đổi, giao lưu với nhau. Nhờ cộng đồng này, cách khách hàng có cơ hội tham khảo nhiều ý kiến, trải nghiệp dịch vụ của các khách hàng khác nhau, từ đó củng cố thêm quyết định có nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

Xây dựng cộng đồng khách hàng
Xây dựng cộng đồng khách hàng

Doanh nghiệp có thể tạo một cộng đồng khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội hoặc diễn đàn để tương tác và giao tiếp với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp giải pháp, hỗ trợ và chia sẻ thông tin giá trị để xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.

Quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời

Một trong những cách giúp doanh nghiệp hiện diện nhiều hơn trong mắt khách hàng chính là quảng cáo ngoài trời. Quảng cáo ngoài trời có thể tạo sự nhận biết và tạo ấn tượng đối với khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện quảng cáo ngoài trời như bảng quảng cáo, biển báo, xe buýt, quảng cáo trên tòa nhà và các địa điểm công cộng khác để tiếp cận khách hàng tiềm năng trong các khu vực địa lý cụ thể.

Tổ chức sự kiện

Tổ chức các sự kiện như hội thảo, triển lãm, buổi chia sẻ kinh nghiệm hoặc các buổi gặp gỡ khách hàng là cách tốt để tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Sự kiện giúp tạo một môi trường giao tiếp, thể hiện chuyên môn của doanh nghiệp và tạo dịp để khách hàng tiềm năng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện

Đặc biệt, các buổi workshop, sự kiện sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng khoanh vùng các khách hàng tiềm năng thông qua việc đăng ký tham gia và để lại thông tin cá nhân. Lúc này, việc doanh nghiệp cần làm chính là triển khai phương án tiếp cận, chăm sóc tận tình đối với mọi khách hàng.

Hợp tác với KOLs

Hợp tác với KOLs (Key Opinion Leaders) hoặc người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ là một tỏng những biện pháp hữu hiệu hiện nay. KOLs có sự tác động lớn đến đám đông và có thể giúp tiếp cận và tạo sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Hợp tác với KOLs
Hợp tác với KOLs

Thông qua việc hợp tác với các KOLs, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhờ những KOLs này, danh tiếng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, thu hút nhiều khách hàng hơn.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp trực tuyến mới nhất 2023

Kết luận

Bằng cách áp dụng các bí quyết tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tạo được sự quan tâm, tương tác và tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế, đóng góp vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Với những chia sẻ trên, Sabay hy vọng bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về những khách hàng chất lượng, “đọc vị” được mong muốn của họ và tiếp cận họ thành công. Cùng theo dõi những kiến thức hữu ích khác trên website Sabay mỗi ngày bạn nhé!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (100 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng