3+ lợi ích khi thành lập công ty

Để hợp thức hóa quá trình kinh doanh và thu về lợi nhuận, việc thành lập công ty là một trong những quy trình khá cần thiết. Lợi ích khi thành lập công ty là gì? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Lợi ích khi thành lập công ty

Việc kinh doanh mà không thành lập công ty không phải là điều không thể. Tuy nhiên, nếu bạn có định hướng kinh doanh lâu dài, chắc chắn bạn phải thành lập công ty, xin giấy phép để kinh doanh, mở rộng cơ sở của mình. Việc thành lập công ty không chỉ mang lại lợi ích cho mình doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng, kinh tế, xã hội của một quốc gia. Cùng Sabay tìm hiểu từng lợi ích của việc thành lập công ty qua những chia sẻ sau.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

Lợi ích đối với chủ doanh nghiệp

Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được các quyền lợi như:

  • Thỏa mãn mong muốn kinh doanh: Thành lập công ty là giải pháp giúp những cá nhân, tổ chức thỏa mãn mong muốn kinh doanh của mình. Đối với nhiều người, việc thành lập công ty không chỉ để kiếm tiền, mà đó còn là ước mơ, tâm huyết ấp ủ của họ.
  • Thỏa mãn mục đích kinh doanh: Một số cá nhân sở hữu nguồn lực tài chính vững vàng cùng ý tưởng kinh doanh, tuy nhiên, chỉ một cá nhân thôi thì không đủ quyền để xây dựng doanh nghiệp. Do đó, cá nhân này cần phải thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp thì mới có thể hoạt động. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngành nghề kinh doanh cần yêu cầu phải có chứng chỉ, bằng cấp,… thì việc thành lập công ty mới chứng minh được doanh nghiệp đã đủ điều kiện để thành lập.
  • Thu lợi nhuận kinh doanh: Người ta thường nói “phi thương bất phú”, để làm giàu thì phải kinh doanh, buôn bán mọt thứ gì đó. Việc thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khiến công ty được bảo hộ bởi các chính sách của nhà nước. Từ đó, doanh nghiệp có thể an tâm làm giàu và thu lợi nhuận từ việc kinh doanh.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện đăng ký thành lập công ty sẽ mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể:

  • Công ty được pháp luật nhà nước bảo hộ, cấp phép hoạt động, đảm bảo mọi quyền lợi của doanh nghiệp.
  • Công ty, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định rõ ràng, tránh trường hợp phát sinh tranh chấp. Khi xảy ra xung đột, các mâu thuẫn sẽ được giải quyết công bằng, văn minh dựa trên quy định pháp luật.
  • Thông tin công ty sau khi thành lập được công khai chi tiết trên cổng thông tin quốc gia. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có uy tín trong mắt khách hàng.
  • Doanh nghiệp có quyền sử dụng các hóa đơn tài chính, có quyền lợi và nghĩa vụ đóng thuế,….
  • Doanh nghiệp có khả năng huy động vốn, vai vốn.
Lợi ích khi thành lập công ty
Lợi ích khi thành lập công ty

Lợi ích đối với nhà nước

Lợi ích đối với kinh tế

  • Thành lập công ty và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động là một phần của thị trường. Điều này đảm bảo tạo nên khả năng huy động vốn trong và ngoài nước, lưu chuyển dòng tiền, giúp định hình cơ cấu kinh tế,…
  • Bên cạnh đó, việc thành lập doanh nghiệp còn góp phần cải thiện số liệu đánh giá của cả nền kinh tế đất nước. Từ đó thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
  • Đồng thời, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước, GDP chung của toàn quốc gia.

Lợi ích đối với xã hội

  • Việc thành lập công ty sẽ tạo nên việc làm cho nhiều người dân, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương, từ đó cải thiện đời sống của người dân.
  • Doanh nghiệp được đăng ký và hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Việc doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao sẽ giúp gia tăng các quỹ của nhà nước từ việc đóng thuế. Nhờ đó, nhà nước sẽ có kinh phí để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề khác.

Lợi ích đối với người dân

Như đã nêu trên, việc thành lập doanh nghiệp giúp cho thông tin của công ty được công khai rõ ràng, minh bạch trên hệ thống của nhà nước. Nhờ đó, việc thu thập thông tin doanh nghiệp của các đối tác, khách hàng đảm bảo độ chính xác cao, tăng niềm tin và sự an tâm đối với khách hàng.

Bên cạnh đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng khiến công ty được dễ dàng nhận biết trên thị trường hơn.

>>> Xem thêm: 5 Thói quen gây hại đến sức khỏe của dân văn phòng

Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp

Bên cạnh những lợi ích khi thành lập, doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục, hồ sơ. Những khó khăn khi thành lập công ty mà doanh nghiệp thường gặp phải như:

  • Khó khăn về ý tưởng và kế hoạch kinh doanh
  • Khó khăn về vốn và cơ sở vật chất
  • Khó khăn về nguồn nhân lực
  • Khó khăn về quản lý doanh nghiệp, nhân sự
  • Khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường
  • Khó khăn liên quan đến các thủ tục hành chính, pháp lý
Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp
Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp

>>> Xem thêm: Lý do startup công nghệ thất bại

Thủ tục thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

Quy trình đăng ký thành lập công ty

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Thông thường, hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại sở KH & ĐT. Tuy nhiên, tại hầu hết các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương,…chỉ tiếp nhận hình thức nộp hồ sơ qua mạng.

Để tránh mất thời gian trong quá trình thực hiện các thủ tục, bạn cần tìm hiểu kỹ hình thức nộp hồ sơ để có sự chuẩn bị chỉnh chu nhất.

Các bước đăng ký thành lập công ty

Các bước thành lập công ty qua mạng bao gồm:

  • Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;
  • Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;
  • Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;
  • Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.

Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.

Quy trình đăng ký thành lập công ty
Quy trình đăng ký thành lập công ty

Thời gian hoàn tất thủ tục

Thủ tục thành lập doanh nghiệp thường được cơ quan tiếp nhận và xử lý trong vòng 3 ngày.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên.

Điều kiện thành lập công ty

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chủ doanh nghiệp là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài định cư tại Việt Nam.
  • Tên doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân,…); tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W và các ký hiệu; tên doanh nghiệp phải đặt tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; tên doanh nghiệp phải được xuất hiện trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ do doanh nghiệp phát hành.
  • Doanh nghiệp được phép kinh doanh căc ngành nghề mà pháp luật không cấm. Không được phép kinh doanh các ngành nghề cấm; không được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện, không đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh.
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định chính xác, có số điện thoại, số fax và thư điện tử.
  • Doanh nghiệp thành lập phải tự quyết định số vốn điều lệ và đăng ký khi thành lập công ty.
  • Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng con dấu. Tuy nhiên phải đảm bảo thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, con dấu doanh nghiệp cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia.

>>> Xem thêm: Kinh doanh thời vụ là gì? 5 ý tưởng kinh doanh thời vụ “hốt bạc”

Kết luận

Trên đây là những thông tin về thành lập công ty nói chung. Với 10 năm hoạt động, Sabay tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê văn phòng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nếu có thắc mắc và khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ Sabay qua hotline 093 179 1122 để được tư vấn chi tiết!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Địa chỉ: SABAY BUILDING

Hotline: 0931791122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (100 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP