BMS là gì? Cách quản lý tòa nhà bằng BMS

Đi liền với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, các công trình kiến trúc đồ sộ đã và đang được quản lý bởi những công nghệ tối tân và hiện đại. So với thời điểm trong quá khứ, việc quản lý tòa nhà hiện tại đã không còn là nỗi lo đối với doanh nghiệp khi sở hữu hệ thống quản lý tòa nhà BMS. Vậy, BMS là gì?Cách quản lý tòa nhà bằng BMS như thế nào? Cùng Sabay tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

BMS là gì?

Hệ thống BMS (Building Managemment System) là hệ thống đồng bộ, cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như: hệ thống điện, hệ thống nước sinh hoạt, điều hòa, cảnh báo môi trường, an ninh, PCCC,…

Hệ thống này đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị bên trong tòa nhà hoạt động một cách chính xác, hiệu quả. Đồng thời tiết kiệm chi phí và tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống BMS mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dùng. Hệ thống vi xử lý bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị vào/ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và điều khiển qua các ma trận điểm.

BMS là gì
BMS là gì

Các thiết bị được giám sát bởi hệ thống quản lý tòa nhà BMS gồm có:

  • Trạm phân phối điện.
  • Máy phát điện dự phòng.
  • Hệ thống chiếu sáng.
  • Hệ thống điều hòa và thông gió.
  • Hệ thống báo cháy.
  • Hệ thống chữa cháy.
  • Hệ thống thang máy.
  • Hệ thống âm thanh công cộng.
  • Hệ thống thẻ kiểm soát ra vào.
  • Hệ thống an ninh.

Tính năng của BMS

  • BMS cho phép các tiện ích trong tòa nhà hoạt động một cách đồng bộ, chính xác theo yêu cầu của người điều hành.
  • Đồng thời, nó cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều khiển và giao thức mạng.
  • BMS kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy thông qua cổng giao diện mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Giám sát môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.
  • Tổng hợp, báo cáo thông tin.
  • Cảnh báo sự cố, đưa ra các tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi xảy ra sự cố.
  • Quản lý dữ liệu: soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ liệu, chương trình soạn thảo đồ họa, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
  • Linh hoạt. mở rộng các giải pháp, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của người điều hành.
Tính năng của BMS
Tính năng của BMS

Cấu trúc của BMS

Hệ thống BMS được cấu trúc gồm 4 phần, cụ thể:

Cấp chấp hành

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS có cấp chấp hành bao gồm 2 đầu: đầu vào và đầu ra.

Đầu vào được thiết kế với hệ thống cảm biến, camera,… đầu ra được thiết kế bao gồm: đèn, điều hòa, động cơ, loa,…

Cấp chấp hành thực hiện các đo lường, dẫn động trong một số trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, cấp chấp hành thực hiện các chức năng chuyển đổi tín hiệu, hỗ trợ quản lý toà nhà văn phòng.

Hiện nay, các thiết bị đầu ra đều được thiết kế rất thông minh và có bộ xử lý riêng. Chúng có thể tự động điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế mà không cần chờ các cấp cao hơn của hệ thống quản lý tòa nhà.

Cấu trúc của BMS
Cấu trúc của BMS

Cấp điều khiển

Cấp điều khiển BMS còn được gọi là cấp trường (Field level). Cấp điều khiển dựa vào hệ thống điều khiển, cảm biến để xử lý và truyền đạt các thông tin. Cấp điều khiển thường chứa đựng các thiết bị như DDC, PLC, PAC…

Nhiệm vụ chính của cấp điều khiển chính là tiếp nhận các thông tin, dữ liệu để đem đến kết quả cho các bộ phận chấp hành. Cấp điều khiển có thể thay con người xử lý thông tin một cách chính xác trong thời gian ngắn. Nhờ đó, cấp điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế mà không cần đến tác động từ con người.

Cấp giám sát

Cấp giám sát có nhiệm vụ kiểm tra và vận hành các quá trình hoạt động của hệ thống kỹ thuật. Ngoài ra, cấp giám sát còn thực hiện bài toán điều khiển cao cấp theo công thức.

Cấp giám sát chỉ yêu cầu máy tính thông thường và không đòi hỏi các thiết bị cứng khác.

Cấp quản lý

Cấp quản lý là nơi trung tâm, điều khiển hệ thống quản lý tòa nhà BMS.

Cấp quản lý chứa các phần mềm điều khiển trung tâm. Ở đây, có thể giám sát, điều hành và theo dõi cũng như ra lệnh cho bất cứ vị trí nào của hệ thống điều khiển. Phần mềm điều khiển trung tâm sẽ thu thập dữ liệ, đồng thời lưu trữ và xử lý các dữ liệu như quá trình sử dụng năng lượng, chi phí vận hành, các cảnh báo và phát sinh bên trong tòa nhà.

Bên cạnh đó, cấp quản lý còn tạo ra các báo cáo, phục vụ cho quá trình quản lý một cách hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Những quy định pháp luật về việc thuê văn phòng kinh doanh

Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS đem đến các lợi ích như:

  • Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi lặp lại.
  • Quản lý cac thiết bị trong tòa nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu, chương trình bảo trì, bảo dưỡng và hệ thống tự động báo cáo, cảnh báo.
  • Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng khi xảy ra xự cố.
  • Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng lượng.
  • Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành.
  • Dễ dàng nâng cấp, linh hoạt trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước và tổ chức các yêu cầu khác nhau.
Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Vì sao nên sử dụng hệ thống BMS trong tòa nhà?

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS được ứng dụng trong nhiều dự án: tòa nhà hành chính công cộng, bệnh viện, tòa nhà dược phẩm, nhà ga, khách sạn,…Trong đó, việc ứng dụng BMS trong các tòa nhà văn phòng dẫn trở nên phổ biến hơn. Ngoài những tính năng kể trên, hệ thống BMS còn mang lại một số lợi ích cho tòa nhà như:

  • Khả năng đơn giản hóa các khâu vận hành giúp người dùng giảm thiểu các công việc phải lặp đi lặp lại.
  • Cảnh báo, giảm các sự cố có thể xảy ra.
  • Báo cáo, tổng hợp các vấn đề liên quan đến hoạt động của tòa nhà, giúp cho việc quản lý, vận hành đơn giản hơn.
  • Kịp thời báo cáo để chủ tòa nhà nhanh chóng bảo trì hệ thống kỹ thuật, khắc phục và sửa chữa các sự cố xảy ra.
  • Hệ thống hóa các công việc, góp phần tiết kiệm các chi phí về quản lý và nhân sự.
  • Giảm tối thiểu các công việc thủ công, tiết kiệm thời gian, công sức.
  • BMS có khả năng phù hợp với nhiều dạng tòa nhà và nhu cầu của khách hàng.

>>> Xem thêm: Thuê văn phòng cần đặt cọc bao nhiêu?

Ứng dụng của hệ thống BMS

Trong thực tế, không chỉ tòa nhà văn phòng, hệ thống BMS còn được ứng dụng ở nhiều nơi như:

  • Các cao ốc thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm,
  • Tòa nhà hành chính công cộng,
  • Nhà máy sản xuất công nghiệp,
  • Tòa nhà dược phẩm, bệnh viện,
  • Ga tàu, tàu điện ngầm,
  • Khách sạn, nhà hàng, quán ăn,
  • Trường học
  • Các trung tâm điện thoại, giải trí, truyền hình,
  • Sân bay, nhà máy điện,…

Hiện nay, BMS đang được quan tâm và tăng trưởng một cách rõ rệt. Điều này đánh dấu giá trị và sự phát triển của hệ thống trong tương lai gần. Việc điều hành tòa nhà bằng hệ thống BMS mang lại nhiều hiệu quả hơn cho các chủ đầu tư trong việc quản lý và giám sát, đồng thời rút ngắn thời gian và quy trình hơn.

>>> Xem thêm: Vốn điều lệ và cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

Kết luận

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS giúp các doanh nghiệp quản lý và vận hành tòa nhà một cách hiệu quả. Trên đây là những thông tin về hệ thống quản lý tòa nhà BMS mà Sabay tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến này.

Theo dõi Sabay để cập nhật những thông tin hữu ích về tòa nhà văn phòng bạn nhé!

——————————————————

???? Địa chỉ: SABAY BUILDING

???? Hotline: 0931791122

???? Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 

 

5/5 - (112 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP