Vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp, phòng ban kế toán đều tất bật thực hiện các báo cáo. Báo cáo tài chính cuối năm là một trong những thủ tục mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Thông qua báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại toàn bộ quá trình hoạt động và tình hình tài chính của mình.
Báo cáo tài chính là gì? Các lưu ý khi thực hiện báo cáo tài chính cuối năm gồm những gì? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Báo cáo tài chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền khác của doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật, tất cả các doanh nghiệp đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính cuối năm. Đối với những công ty có đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm, công ty phải thực hiện thêm báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Đồng thời, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý IV).
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp phá sản do đâu?
Tại sao cần thực hiện báo cáo tài chính cuối năm?
Tại sao cần thực hiện báo cáo tài chính? Báo cáo tài chính là phần tối thiểu cần thiết và đặc biệt quan trọng trong hoạt động kế toán. Báo cáo tài chính cuối năm là một hình thức phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo Điều 97, thông tư 200/2014/TT-BTC, mục đích của BCTC được quy định như sau:
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế;
- Cung cấp thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Báo cáo tài chính cuối năm đóng vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính để nhận biết, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cung cấp số liệu cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh thực tại, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp;
- Dựa trên BCTC có thể phân tích, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp;
- Cung cấp số liệu, phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
Thông tin trên bảng BCTC không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với các cấp quản lý, điều hành mà còn đáp ứng vai trò cung cấp thông tin cho các đối tượng khác như: cơ quan nhà nước, người lao động, chủ đầu tư,…
Các bước thực hiện báo cáo tài chính cuối năm
Báo cáo tài chính cuối năm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó, quá trình thực hiện báo cáo tài chính cuối năm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Để thực hiện báo cáo tài chính cuối năm, bạn cần phải trải qua các bước sau:
Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán
Bước đầu tiên, bạn cần sắp xếp các chứng từ của doanh nghiệp chi tiết theo trình tự thời gian.
Bằng cách này, việc lưu trữ, kiểm tra hồ sơ sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
Dựa trên những chứng từ đã được sắp xếp ở bước 1, bạn cần ghi chép chung vào sổ. Những nghiệp vụ cần thiết phải có bao gồm:
- Nhập phiếu nhập
- Phiếu xuất
- Phiếu thu
- Phiếu chi,…
Sau đó, tiến hành hoàn thiện các chứng từ hợp lệ theo các quy định của pháp luật.
Bước 3: Phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo tháng/quý
Tiến hành phân bổ các nghiệp vụ phát sinh theo thời hạn, chẳng hạn:
- Phân bổ chi phí trả trước
- Phân bổ khấu hao từ chính nghiệp vụ phát sinh trên.
Bước 4: Kiểm tra tổng hợp theo từng nhóm tài khoản
- Kiểm tra hàng tồn kho: Nếu hàng tồn kho bị âm, cần tìm lại nguyên nhân hoặc sử dụng phương pháp chỉnh sửa, điều chỉnh lại. Có thể chạy giá vốn theo phương pháp tính giá hàng tồn kho đã đăng ký áp dụng.
- Kiểm tra công nợ phải thu, trả: Cần phải đối chiếu bằng biên bản công nợ cuối năm. Sau đó, kiểm tra các phát sinh bên có, bên nợ để phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được rủi ro công nợ/thuế.
- Kiểm tra các khoản đầu tư: Cân đối chứng từ giữa bản hồ sơ đầu tư và biên bản họp, tài liệu báo cáo tài chính cuối năm bên nhận đầu tư cung cấp.
- Kiểm tra các khoản chi phí trả trước: Rà soát lại giá trị, thời gian phân bổ, yêu cầu theo dõi chi tiết từng khoản và phản ánh đúng chi phí phân bổ theo nguyên tắc phù hợp.
- Kiểm tra tài sản cố định: Tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo quy định tại TT45/2013/TT-BTC, Thông tư 28/2017/TT-BTC.
- Kiểm tra doanh thu: Xem lại doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường chưa, biến động của giá bán, nguyên nhân biến động.
- Kiểm tra giá vốn: Rà soát lại giá vốn từng mã hàng, hợp đồng chưa, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.
- Kiểm tra chi phí quản lý: Hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu đã nằm trong mức chấp nhận và hợp lý chưa? Các tài khoản phản ánh đúng chưa? Việc ghi nhận có phù hợp với nguyên tắc kế toán không?
Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển
Bạn cần thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lãi lỗ. Trong lúc thực hiện, bạn phải đảm bảo các tài khoản đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính
- Lập BCTC theo chế độ kế toán hiện hành.
- Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.
- Các báo cáo trên được lập trên phần mềm hỗ trợ kê khai của cơ quan thuế.
- Xuất ra excel BCTC để lưu trữ, kết xuất file XML để nộp cơ quan thuế theo quy định.
>>> Xem thêm: 5 Thói quen gây hại đến sức khỏe của dân văn phòng
Các lưu ý khi thực hiện báo cáo tài chính cuối năm
1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
Nợ TK 6422/6425 Có TK 3338/3339
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
Nợ 3338/3339 Có 111/112
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211 Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính --> hạch toán
a) Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211 Có TK 3334
b) Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 111, 112,. . .
c) Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 8211
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 Có TK 3334
- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Có các TK 111, 112
4. Nguồn tiền mặt : Thường các chủ DN bỏ tiền túi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt --> hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào, không được tự ý làm giảm nguồn tiền mặt với bất cứ lý do gì nếu như nó không phục vụ sản xuất kinh doanh.
5. Tiền ngân hàng : Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh. Tài khoản ngân hàng trên báo cáo tài chính không bao giờ âm, khi có nghiệp vụ thấu chi thì mình coi như là đang vay ngân hàng.
6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2022 hoặc quý 04/2022 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?
- Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau
- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý --> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43
7. Công nợ phải thu: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu với khách hàng đến hết ngày 31/12/2022 và xem lại các khoản đã thu bên Có TK 131 có phải xuất hóa đơn theo luật định hay không?
8. Công nợ phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải trả với nhà cung cấp đến hết ngày 31/12/2022 và xem lại các khoản còn nợ bên Có TK 331 có hợp đồng trả chậm theo quy định hay chưa?
9. Tiền tạm ứng : kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa xài hết.
10. Hàng tồn kho:
- Kiểm tra hàng nhập đã ok chưa?
- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
- Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
- Lập dự phòng gì không?
11. Phân bổ chi phí trả trước:
- Đã phân bổ chưa?
- Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
12. Tài sản cố định:
- Đã khấu hao chưa?
- Chi phí khấu hao nào hợp lý? chi phí nào chưa hợp lý
13. Thuế phải nộp: Lên thuế xin tình hình thuế năm 2022 để về đối chiếu cho nhanh
- Lệ phí môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
- Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
- Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.
- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm
- Thuế khác?
14. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
- Hạch toán lương chưa?
- Đã trích các khoản theo lương chưa?
- Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã ok chưa?
15. Các khoản tiền vay, mượn : kiểm tra lại kỹ để hoàn trả
16. Doanh thu: Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?
- Doanh thu bán hàng?
- Doanh thu tài chính?
- Doanh thu khác?
17. Giá vốn: Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
- Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
18. Chi phí bán hàng: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?
19. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?
20. Chi phí lãi vay: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa? Có bị khống chế vì thuộc trường hợp giao dịch liên kết hay không? bị khống chế 30% đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP
21. Chi phí khác: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?
22. Kết chuyển doanh thu: Toàn bộ các tài khoản doanh thu, thu nhập 511, 515, 711…kết chuyển sang 911, tài khoản doanh thu không còn số dư cuối kỳ.
23. Kết chuyển chi phí: Toàn bộ các tài khoản chi phí 641, 642, 635, 811…kết chuyển sang 911, tài khoản chi phí không còn số dư cuối kỳ.
24. Kết chuyển giá vốn: Tài khoản giá vốn 632 kết chuyển sang 911, tài khoản giá vốn không còn số dư cuối kỳ.
25. Lập quyết toán thuế TNDN --> xác định số thuế phải nộp cho năm 2022
26. Lập quyết toán thuế TNCN --> xác định số thuế phải nộp cho năm 2022, lưu ý giảm trừ bản thân là 11tr, người phụ thuộc là 4tr4
27. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:
a) Số thuế phải nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý —> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý --> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý --> hạch toán Nợ 3334 Có 8211
28. Căn cứ quyết toán Thuế TNCN —> điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm
29. Kết chuyển tài khoản: 8211 --> 911, Kết chuyển 911 --> 4212
30. Lập Báo cáo tài chính —> xong.
31. Kiểm toán báo cáo tài chính: trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.
>>> Xem thêm: Top 5 cách tăng doanh số hiệu quả cho doanh nghiệp
Kết luận
Với những chia sẻ về báo cáo tài chính cuối năm trên, Sabay hy vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin để hoàn tất thủ tục liên quan đến báo cáo tài chính cuối năm một cách hoàn hảo nhất. Để theo dõi những nội dung liên quan đến doanh nghiệp, văn phòng, hãy truy cập website mỗi ngày bạn nhé!
SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA
Hotline: 093 179 1122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM