Giam lương là gì? Người lao động cần làm gì khi bị giam lương

Giam lương – cụm từ mà không ít người lao động cảm thấy sợ hãi, bởi nó liên quan trực tiếp đến việc giảm số tiền mà họ kiếm được từ công việc hàng tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng quyết định giảm lương được thực hiện hợp lý và công bằng, cả người lao động và doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về nó. Trong bài viết này, Sabay mời bạn cùng tìm hiểu về khái niệm Giam lương là gì, và những điều người lao động cần biết và có thể thực hiện khi họ đối mặt với tình huống này.

Giam lương là gì?

Giam lương là hiện tượng doanh nghiệp trả lương chậm hoặc không trả lương cho người lao động. Đây là một khái niệm khác hoàn toàn với giảm lương và giữ lương. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng về định nghĩa này. Đây có thể hiểu là một thỏa thuận dân sự giữa 2 bên và có thể được nên trong HĐLĐ.

Giam lương là gì?
Giam lương là gì?

Khi người lao động không hài lòng với hình thức trả lương chậm, họ có thể chuyển sang nơi làm việc mới với các thỏa thuận khác.

>>> Xem thêm: Đạo đức kinh doanh là gì? Những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Khi nào doanh nghiệp được phép giam lương nhân viên?

Doanh nghiệp có thể được phép giam lương nhân viên trong một số trường hợp cụ thể. Các trường hợp này thường bao gồm:

Khả năng xoay vòng tài chính không kịp với kỳ trả lương của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính và không thể trả đủ lương cho nhân viên, họ có thể đề nghị giam lương để giảm bớt gánh nặng tài chính.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải thông báo đến NLĐ về thời gian trả lương dự kiến. Đồng thời, doanh nghiệp cần đảm bảo thanh toán lương theo hạn cho nhân viên.

Giam lương do người lao động vi phạm HĐLĐ

Nếu người lao động vi phạm các điều khoản trong HĐLĐ, doanh nghiệp có thể xem xét giam lương là biện pháp kỷ luật.

Theo điều 2019 Luật Lao động 2019 quy định như sau: Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, họ sẽ:

  • Không nhận được chi phí trợ cấp khi thôi việc.
  • NLĐ phải bồi thường 1/2 tháng tiền lương theo quy định và khoảng tiền tương ứng với những ngày nghỉ không báo trước.
  • Hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp theo hợp đồng.

Trong trường hợp NLĐ vi phạm HĐLĐ, không ít doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức giam lương để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của NLĐ. Trên thực tế, đây không phải là điều lệ đúng theo quy định pháp luật. Việc giam lương NLĐ nằm trong các biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện HĐLĐ, không phải là hành vi người sử dụng LĐ có thể thực hiện.

Ngược lại, nếu trong HĐLĐ có các điều khoản liên quan đến quy định giam, giữ lương khi vi phạm, bên sử dụng LĐ vẫn có thể áp dụng điều khoản giam lương này.

Khi nào doanh nghiệp được phép giam lương nhân viên?
Khi nào doanh nghiệp được phép giam lương nhân viên?

Giam lương để khấu trừ

Doanh nghiệp có thể giam lương để khấu trừ các khoản nợ của người lao động, ví dụ như khoản vay tiền trước hoặc các khoản nợ khác theo quy định.

Theo điều 129 Luật Lao động 2019 quy định:

  • Người sử dụng LĐ được phép khấu trừ tiền lương của NLĐ để bồi thường các thiệt hại trong quá trình làm việc bao gồm: làm hư hỏng dụng cụ, tài sản, thiết bị của công ty.
  • Người lao động có quyền biết lý do vì sao mình bị khấu trừ tiền lương.
  • Mức khấu trừ tiền lương không được vượt quá 30%/tháng sau khi trích trừ bảo hiểm và các khoản khác.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được phép khấu trừ theo đúng quy định của pháp luật chức không được tự ý giam lương của nhân viên. Mọi quyết định của doanh nghiệp cần phải thông báo rõ ràng cho nhân viên của mình.

Người lao động cần làm gì khi bị giam lương?

Khi bị giam lương, người lao động có một số bước cần thực hiện:

  • Thảo luận với doanh nghiệp: Trước hết, họ nên liên hệ với doanh nghiệp để hiểu rõ lý do và phạm vi của việc giam lương. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần giải quyết vấn đề này, cuộc trò chuyện với doanh nghiệp là bước đầu tiên quan trọng.
  • Kiểm tra hợp đồng lao động (HĐLĐ): Xem xét HĐLĐ để xác định xem việc giam lương có được quy định trong hợp đồng hay không. Nếu việc giam lương không được quy định trong HĐLĐ hoặc vi phạm quy định của HĐLĐ, người lao động có thể nêu các yêu cầu hoặc khiếu nại phù hợp.
  • Bảo vệ bằng chứng: Người lao động nên lưu trữ các tài liệu và thông tin liên quan đến việc giam lương, bao gồm bất kỳ ghi chú, email, tin nhắn văn bản hoặc hồ sơ liên quan. Điều này có thể hỗ trợ họ nếu cần nộp khiếu nại hoặc bất kỳ thủ tục pháp lý nào.
  • Nộp khiếu nại lên cơ quan quản lý lao động: Nếu không thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình với doanh nghiệp, người lao động có thể nộp khiếu nại lên cơ quan quản lý lao động cụ thể tại khu vực họ đang làm việc. Cơ quan này sẽ tiến hành điều tra và hỗ trợ trong việc giải quyết xung đột.
  • Tìm lời khuyên pháp lý: Khi bị giam lương, người lao động cũng có thể tìm sự tư vấn từ một luật sư hoặc tổ chức công đoàn để hiểu rõ quyền lợi và tùy chọn pháp lý của họ.
Người lao động cần làm gì khi bị giam lương?
Người lao động cần làm gì khi bị giam lương?

Lưu ý rằng quy trình xử lý việc giam lương có thể thay đổi tùy theo từng khu vực và quy định pháp lý cụ thể. Vì vậy, NLĐ nên tham khảo với cơ quan quản lý lao động hoặc chuyên gia pháp lý nếu có bất kỳ thắc mắc nào về trường hợp cụ thể.

Doanh nghiệp giam lương sai quy định sẽ như thế nào?

Khi công ty giam lương của NLĐ mà không theo quy định của pháp luật, công ty có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 5-50 triệu đồng. Cụ thể:

Theo khoản 2 và khoản 5 điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định của vi phạm về tiền lương và mức xử phạt với người sử dụng LĐ như sau. Phạt tiền với NSD LĐ khi xuất hiện một trong các hành vi sau:

  • Trả lương sai hạn.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo HĐLĐ.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, lương làm việc ban đêm.
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền thôi việc cho NLĐ khi họ nghỉ việc.
  • Trực tiếp can thiệp hoặc hạn chế quyền tự quyết chi lương của NLĐ.
  • Ép NLĐ chi tiêu lương vào việc mua dịch vụ, hàng hóa cho NSD LĐ.
  • Không tạm ứng hoặc ứng thiếu tiền lương của NLĐ trong quá trình đình chỉ công việc.
Doanh nghiệp giam lương sai quy định sẽ như thế nào?
Doanh nghiệp giam lương sai quy định sẽ như thế nào?

Khi vi phạm những quy định trên, doanh nghiệp sẽ chịu những mức phạt cụ thể sau:

  • Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 01 đến 10 NLĐ.
  • Phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 11 đến 50 NLĐ.
  • Phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với vi phạm từ 51 đến 100 NLĐ.
  • Phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng với vi phạm từ 101 đến 300 NLĐ.
  • Phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

>>> Xem thêm: 5+ biện pháp giải tỏa căng thẳng trong công việc

Kết luận

Trong cuộc sống và công việc, việc giam lương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là cả doanh nghiệp và người lao động cần thấu hiểu quy trình và quy định liên quan đến việc này. Nếu bạn là người lao động và bị giam lương, hãy lưu ý rằng bạn có quyền tìm hiểu về lý do cụ thể và cách thức xử lý của doanh nghiệp. Trong trường hợp không hài lòng với quyết định giam lương, bạn có quyền tìm đến cơ quan chức năng hoặc tư vấn pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.

Mặc khác, doanh nghiệp cũng cần có hành động thận trọng, đảm bảo rằng việc này được thực hiện đúng quy trình và phù hợp với quy định pháp luật. Trong mọi trường hợp, việc thông báo rõ ràng và tìm kiếm sự thỏa thuận với người lao động luôn là quy tắc quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường làm việc.

Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích bạn nha!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

 

5/5 - (523 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP