Kinh doanh online là gì? 10 hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay

Kinh doanh online là gì? Kinh doanh online liệu có mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người trong bối cảnh kinh tế ngày nay? Cùng Sabay tìm hiểu khái niệm và các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay qua những chia sẻ sau.

Kinh doanh online là gì?

Kinh doanh online là hình thức bán hàng trực tuyến, thông qua nền tảng công nghệ số như mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram,…) hay các website hoặc các sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada,…) để bán hàng. Kinh doanh online cho phép các bên người bán và người mua hàng hóa trao đổi, giao dịch mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Chỉ với một cú nhấp chuột, khách hàng có thể lựa chọn loại hàng hóa mà mình cần cũng như số lượng hàng hóa. Sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng thông qua những đơn vị vận chuyển. Người mua sẽ không phải tốn thời gian và công sức để mua sắm như khi mua trực tiếp tại cửa hàng.

Kinh doanh online là gì?
Kinh doanh online là gì?

Những năm gần đây, kinh doanh online đang ngày càng bùng nổ và trở thành xu hướng khắp nơi. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới internet, Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 8 trong top 20 quốc gia có nhiều người dùng internet lớn nhất khu vực châu Á. Khi dịch vụ internet ngày càng phát triển, các cửa hàng kinh doanh online cũng phát triển theo với tốc độ chóng mặt.

>>> Xem thêm: Các lưu ý khi thực hiện báo cáo tài chính cuối năm

Các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay

1. Mô hình online truyền thống

Khi các hoạt động thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến trở nên phổ biến, mô hình kinh doanh online đã được hình thành. Đây là mô hình sử dụng kênh bán hàng online như một đầu ra khác của kinh doanh trực tuyến.

Những cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình này vẫn sở hữu một nguồn hàng, hoặc kho hàng hay quản lý vận hành hiệu quả để tránh tình trạng sản phẩm bị hết hàng, hư hỏng,…

Do đó, dù là hình thức kinh doanh online nhưng mô hình này vẫn tốn kém lượng chi phí không nhỏ cho kho bãi, nhân sự,…Đây được xem như là sự kết hợp giữa hình thức bán hàng trực tiếp song song với bán hàng trực tuyến. Từ đó gia tăng khả năng chốt đơn cho chủ doanh nghiệp.

2. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là hình thức kinh doanh online đang cực kỳ phổ biến hiện nay, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như tiktok, facebook,…

Mô hình này được thực hiện thông qua các trang mạng của đối tác, tiến hành giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Khi người dùng truy cập vào website từ những đường link trên trang mạng của đối tác, sau đó thực hiện các hành động đăng ký tài khoản, mua hàng thì phía đối tác sẽ nhận được mức hoa hồng tương ứng.

Những hành động này sẽ nhanh chóng được ghi nhận trên hệ thống Affiliate và đối tác sẽ nhận được khoản tiền tương xứng khi các tác vụ này hoàn tất.

2. Affiliate Marketing
2. Affiliate Marketing

3. Dropshipping

Một trong các mô hình kinh doanh online vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người hiện nay đó chính là Dropshipping.

Khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình này, bạn sẽ chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến và cho đăng tải các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bên khác lên. Nếu có người đặt hàng mua sản phẩm hay trải nghiệm dịch vụ, bạn sẽ có nhiệm vụ báo lại với nhà cung cấp và họ sẽ tự động liên lạc và chuyển sản phẩm đến cho khách hàng.

Bạn không phải tham gia bất kỳ khâu vận chuyển nào nên cái tên Dropship (bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển) đã được đặt tên cho mô hình này.

Trên thực tế, không ít người thường lầm tưởng Dropshipping và Affiliate là hai hình thức giống nhau. Tuy nhiên, khác với Affiliate, đơn hàng của Dropshipping sẽ được đặt trên website của bạn và không phải qua bất kỳ đường link nào khác.

4. Mô hình CTV (Cộng tác viên)

Với mô hình này, các cộng tác viên sẽ có vai trò bán hàng online hộ cho những người ở khâu nhập hàng để đưa sản phẩm được phổ biến hơn trên thị trường.

Thông thường, các cộng tác viên sẽ có sẵn một tệp khách hàng tiềm năng trước, sau đó họ sẽ chủ động tìm nhà cung cấp phù hợp để lấy hàng và bán cho tập khách của mình.

Mô hình này nghe qua thì có vẻ giống dropship nhưng việc người bán sẽ không đứng vai trò ở nhà cung cấp nên họ sẽ không thể xử lý được tình trạng đổi trả hàng hay đa dạng sản phẩm để bán ra thị trường.

4. Mô hình CTV (Cộng tác viên)
4. Mô hình CTV (Cộng tác viên)

>>> Xem thêm: 5 Thói quen gây hại đến sức khỏe của dân văn phòng

5. Kinh doanh online trên sàn Thương Mại Điện Tử

Mô hình kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là một “sân chơi” được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn. Lợi thế lớn nhất của mô hình này đó chính là khả năng thu hút được rất nhiều người tham gia bán hàng và mua sắm sản phẩm.

Điều kiện là người bán cần đăng ký tài khoản và tạo một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,….

Bên cạnh kinh doanh dựa trên nguồn khách hàng tiềm năng có sẵn, người bán còn được hỗ trợ về quy trình vận hành, giá cả, vận chuyển, hỗ trợ khách hàng,… của sàn thương mại điện tử.

Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, các sàn thương mại điện tử đang miễn phí trong việc duy trì gian hàng cũng như dành nhiều ưu đãi cho người bán.

5. Kinh doanh online trên sàn Thương Mại Điện Tử
5. Kinh doanh online trên sàn Thương Mại Điện Tử

6. Kinh doanh quảng cáo

Quảng cáo cũng là một mô hình kinh doanh online thành công không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.  Thông qua các công cụ online như: website, youtube, facebook, tiktok, instagram,… bạn có thể cung cấp các nội dung độc đáo, giá trị để thu hút người dùng bấm like hoặc theo dõi. Việc này sẽ giúp bạn có thể thu phí dễ dàng từ việc quảng cáo cho các bên khác nhau như: Google Adsense, Affiliate marketing, PR review sản phẩm,….

Đồng thời, bạn cũng có thể tận dụng các kênh này để tự quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh.

7. MMO (Make Money Online)

MMO (Make Money Online) được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là kiếm tiền trên nền tảng Online.

MMO chính là hình thức kinh doanh online mà bạn sẽ làm việc trên mạng chỉ với một chiếc laptop hoặc điện thoại. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có ai tìm ra được câu trả lời MMO xuất hiện từ khi nào và chỉ biết rằng đây chính là một mô hình kinh doanh để kiếm thêm thu nhập thông qua một số hình thức phổ biến như: giới thiệu mở tài khoản ngân hàng (TP Bank, MB Bank), giới thiệu và cài đặt ứng dụng, xem video, quảng bá khóa học,….

8. MLM (Multi – Level Marketing)

MLM là tên viết tắt của từ Multi – Level Marketing hay còn được biết đến với hình thức kinh doanh đa cấp. Đây là một hình thức bán hàng thông qua việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm được thực hiện qua những cá nhân hoạt động độc lập. Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ chỉ có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới người mua và sẽ có một khoản hoa hồng nhất định từ việc bán được hàng.

Bên cạnh đó, các cá nhân này sẽ còn có thêm nhiệm vụ là giúp đỡ cho những người khác cùng tham gia doanh nghiệp MLM, đồng thời hỗ trợ họ cách xây dựng mạng lưới phân phối riêng cho mình và được gọi là downline (tuyến dưới).

Nhờ vậy, ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, những cá nhân này sẽ còn được nhận thêm hoa hồng từ tuyến dưới và tiền thưởng nếu đạt doanh số. Tuy nhiên, đôi khi vì cách vận hành thiếu sự tổ chức, không có nguyên tắc và quy định rõ ràng nên kinh doanh theo hình thức đa cấp thường bị dính vào các nghi án lừa đảo.

8. MLM (Multi - Level Marketing)
8. MLM (Multi – Level Marketing)

9. Bán hàng online xuyên biên giới

Trong nhiều năm gần đây, mô hình bán hàng online xuyên biên giới đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo đó, mô hình này được đánh giá là mang lại rất nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh bởi sức mua và khả năng chi trả của thị trường nước ngoài thường lớn hơn Việt Nam rất nhiều.

Mặc dù mang lại doanh thu cao nhưng mô hình kinh doanh này cũng đặt ra nhiều vấn đề, nổi trội trong số đó là việc thanh toán. Trong đó, vấn đề làm thế nào để nhận tiền về Việt Nam khi đang kinh doanh ở quốc gia khác được rất nhiều người quan tâm.

Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải chứng minh tài chính, thu thập của mình với cơ quan thuế nếu không muốn bị truy thuế sau này.

10. Tự bán sản phẩm của bạn

Ngoài việc bán hàng trung gian, việc kinh doanh các sản phẩm tự làm cũng là một mô hình được nhiều người đánh giá cao hiện nay.

Ưu điểm của mô hình này đó chính là không cần tốn quá nhiều chi phí mà vẫn có thể tiếp cận với đông đảo khách hàng thông qua website.

Một số hình thức kinh doanh sản phẩm theo mô hình này thường thấy nhất là: kinh doanh đặc sản vùng miền, bán rau hữu cơ, sản phẩm sạch, bán đồ handmade,….

>>> Xem thêm: Doanh nghiệp phá sản do đâu?

Kết luận

Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích!


SABAY – ĐỒNG HÀNH BAY XA

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

 

5/5 - (102 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng