Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được thành lập từ nhiều cá nhân. Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp duy nhất có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn. Thủ tục thành lập công ty hợp danh như thế nào? Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết qua những thông tin dưới đây.
Mục lục bài viết
Khái niệm công ty hợp danh
Công ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
>>> Xem thêm: 5 bước đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập công ty Hợp danh
Hồ sơ thành lập công ty Hợp danh bao gồm:
1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
2. Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
3. Điều lệ công ty
4. Danh sách thành viên, trong đó:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
Đối với thành viên là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa bởi lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thủ tục thành lập công ty Hợp danh
Quy trình thành lập công ty hợp danh bao gồm các bước sau:
- Nộp hồ sơ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – sở Kế hoạch & Đầu tư nơi tỉnh/ thành doanh nghiệp đặt trụ sở. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể nộp hồ sơ Online tại đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Một số tỉnh thành chỉ chấp nhận hồ sơ đăng ký online trên website. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi nộp hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết
Sau khi nộp hồ sơ, trong vòng 3 ngày, phòng Đăng ký kin doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung và nộp lại trong vòng 3 ngày làm việc.
- Lệ phí đăng ký thành lập công ty hợp danh
– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần
– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần
– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập công ty Hợp danh
Điều kiện về tên công ty
- Tên của công ty cổ phần phải đảm bảo 2 thành tố: Công ty hợp danh + tên riêng;
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ công ty là nơi giao dịch, liên lạc chính của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp khi đăng ký cần ghi đầy đủ các thông tin liên quan như số nhà, tên phố hoặc tên phường (xã), thị trấn, quận huyện, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành trực thuộc trung ương.
Khi đăng ký địa chỉ trụ sở công ty tại tòa nhà có chức năng văn phòng thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh địa chỉ đó được phép làm văn phòng.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định việc sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể chỉ được dùng để ở.
Nhà tập thể và chung cư không được sử dụng vào mục đích kinh doanh dưới mọi hình thức, không phân biệt doanh nghiệp kinh doanh nhỏ hay vừa hay lớn.
>>> Xem thêm: Nên thuê văn phòng trọn gói hay văn phòng chia sẻ
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Không những thế, số lượng ngành nghề đăng ký cũng không bị hạn chế.
Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi đủ điều kiện quy định của pháp luật. Danh mục ngành nghề này được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư.
Điều kiện về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên, cổ đông đóng góp hoăc cam kết đóng góp trong vòng 90 ngày để công ty hoạt động. Vốn điều lệ do chủ thể thực hiện tự đăng ký và không cần phải chứng minh.
Số vốn này có thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào công ty muốn.
Điều kiện về người đại diện pháp luật
Theo quy định, phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh). Ngoài những thành viên hợp danh, công ty có thể có những thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình và nghĩa vụ đối với công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà mình đã đóng góp vào doanh nghiệp.
Theo khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp, những cá nhân tham gia công ty hợp danh không thuộc những trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, sử dụng tài khoản nhà nước để thành lập công ty với mục đích kiếm lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thuộc Quân đội nhân viên, các cá nhân thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
- Cán bộ, quản lý tại các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước.
- Người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang chấp nhận hình phạt tù, bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
- Một số trường hợp khác mà pháp luật quy định,…
Ưu điểm khi thành lập công ty Hợp danh
Công ty hợp danh là sự kết hợp của nhiều cá nhân, do đó, doanh nghiệp có được uy tín cao hơn đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Việc điều hành quản lý công ty không phá phức tạp khi có ít thành viên.
Dễ dàng vay vốn và hoãn nợ từ ngân hàng nhờ chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH MTV
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh. Theo dõi Sabay để cập nhật những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.
——————————————————
Địa chỉ: SABAY BUILDING
Hotline: 0931791122