Để thiết kế văn phòng cao tầng, doanh nghiệp phải lưu ý các tiêu chuẩn trong thiết kế, đảm bảo văn phòng đáp ứng yêu cầu, đồng thời mang đến môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Mời các đọc giả đọc qua bài viết “Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng cao tầng” của Sabay để hiểu thêm về các nguyên lý và yêu cầu khi thiết kế văn phòng.
Mục lục bài viết
Nguyên lý thiết kế văn phòng cao tầng
Nguyên lý cân bằng
Khi thiết kế văn phòng cao tầng theo nguyên lý cân bằng, doanh nghiệp không nên tập trung quá nhiều nội thất vào một chỗ mà nên sắp xếp chúng một cách cân xứng. Cách bố trí này giúp không gian không bị mất cân xưng, cũng như tạo không gian rộng lớn để nhân viên có thể thoải mái làm việc.
Sự cân bằng này không chỉ thể hiện qua cách bài trí nội thất mà còn thể hiện qua màu sắc, họa tiết trên tường, ánh sáng văn phòng,…
Nguyên lý hài hòa
Đây là một trong các nguyên lý cần đảm bảo khi thiết kế văn phòng cao tầng. Mỗi văn phòng đều có các không gian riêng và không gian chung dành cho các phòng ban, tuy nhiên, cần thiết kế sao cho các không gian thể hiện một chủ đề thống nhất.
Để được như vậy, các nhà thiết kế phải chú ý đến màu sắc, bố cục nội thất, vật liệu trang trí cho văn phòng của họ.
Nguyên lý nhấn mạnh
Bên cạnh sự hài hòa, không gian văn phòng cao tầng cần có điểm nhấn nhất định. Văn phòng làm việc chỉ có “một màu” sẽ gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu đối với khách hàng. Việc tạo điểm nhấn cho văn phòng sẽ tạo nên một thiết kế tinh tế, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
Văn phòng làm việc sẽ được nâng cấp khi có một điểm nhấn giữa không gian đồng điệu. Điểm nhấn cho văn phòng không cần quá cầu kỳ, có thể là món đồ trang trí hoặc vật dụng nội thất nào đó,…
Nguyên lý khoa học
Cân bằng, hài hòa phải đi đôi với khoa học. Chẳng hạn như bộ phận trade marketing và bộ phận thiết kế thường xuyên làm việc với nhau cũng như là có nhu cầu trao đổi trực tiếp thì hai phòng này cần được đặt cạnh nhau để việc trao đổi dễ dàng,thuận tiện hơn.
Nguyên lý độ sáng
Nơi làm việc cần đủ độ sáng. Nên lắp đặt cửa sổ kính lớn để có thể thu nhiều ánh sáng tự nhiên vào phòng nhất có thể.
Bên cạnh đó, hệ thống đèn cũng cần được bố trí hợp lý sao cho mỗi góc làm việc đều có đủ độ sáng phục vụ cho công việc.
>>> Xem thêm: Cách tính tiền điện khi thuê văn phòng
Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng cao tầng
Tiêu chuẩn về chất lượng công trình và độ an toàn
Tiêu chuẩn về chất lượng công trình và độ an toàn yêu cầu các tòa nhà văn phòng phải có lối thóat hiểm, đường điện và nước được bố trí phù hợp. Bên cạnh đó, hệ thống camera phải được bố trí khoa học, hợp lý. Đối với những văn phòng kín, cần phải lắp thêm hệ thống quạt hút và ống thông gió. Đảm bảo lưu thông không khí và không bị tù đọng.
Yêu cầu quan trọng khác chính là phải đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động bình thường, đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra.
Ngoài ra, bên cạnh diện tích văn phòng, tòa nhà cần có một số khu chức năng để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp: khu lễ tân, khu bảo vệ, phòng trực, phòng quản lý kỹ thuật tòa nhà, các không gian công cộng,…
Tiêu chuẩn về tầng lánh nạn
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy do Bộ xây dựng ban hành, những tòa nhà cao từ 100m trở lên bắt buộc phải có tầng lánh nạn, đồng thời không được bố trí căn hộ hay văn phòng trên tầng lánh nạn đó. Bình thường, cửa thang máy và cửa tầng không được mở vào tầng lánh nạn. Cửa tầng được khóa kín và chỉ tự động mở khi xảy ra hỏa hoạn để phục vụ cho lực lượng chữa cháy.
Cũng theo quy chuẩn quốc gia, cứ mỗi 20 tầng thì tòa nhà cần có 1 tầng lánh nạn với diện tích đủ để phục vụ cho tất cả những ai làm việc hoặc sinh sống trong tòa nhà. Mỗi tầng lánh nạn đồng thời phải được thiết kế để chống lửa, chống khói để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người bên trong.
Tiêu chuẩn về hầm để xe
Một số tiêu chuẩn về hầm để xe như:
- Chiều cao tầng hầm phải đạt ít nhất 2,2m để đảm bảo độ thoáng và an toàn.
- Mỗi tầng hầm cần có ít nhất hai lối thông ra ngoài đường chính với kích thước mỡi lối ra tối thiểu là 0,9 × 1,2 m.
- Độ dốc so với chiều dài tối thiểu là 14% đối với dốc thẳng và 17% đối với dốc cong.
- Vách tầng hầm cần được làm bằng bê tông cốt thép để đảm bảo nước dưới đất không thể thẩm thấu vào bên trong.
- Tòa nhà cần có thang máy đi xuống tầng hầm.
Tiêu chuẩn về thang thoát hiểm
Theo quy chuẩn quốc gia, tòa nhà văn phòng cao tầng bắt buộc phải có hệ thống thoát hiểm đảm bảo. Cụ thể đó là thang thoát nạn cần được thiết kế để khói không tràn vào, đồng thời, xung quanh tòa nhà cần được lắp đặt trụ chữa cháy để hỗ trợ nhanh nhất khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.
Số lượng thang thoát hiểm tối thiểu trong toàn nhà là 2 chiếc. Tiêu chuẩn này đảm bảo việc di tản cư dân hoặc người làm việc trong tòa nhà diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Đồng thời, lối thoát hiểm còn giúp lực lượng PCCC có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nếu tòa có diện tích mỗi sàn từ 300m2 trở lên thì bắt buộc cần bố trí hay thang thoát hiểm gắn liền với hành lang hoặc lối đi chung. Còn nếu diện tích sàn ít hơn 300m2 thì có thể bố trí một lối thoát hiểm kết nối với hành lang bên trong và một lối thoát hiểm gắn liền với ban công tòa nhà.
Ngoài ra, lối thoát hiểm cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Chiều rộng cửa ít nhất là 0,8m.
- Chiều rộng lối đi ít nhất là 1m.
- Chiều rộng hành lang từ 1,4m trở lên.
- Chiều rộng của vế thang đạt 1,05m.
- Số lượng bậc của cầu thang nối liền hai tầng không ít hơn 3 và không nhiều hơn 18 bậc.
Bên cạnh đó, thang thoát hiểm còn phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Kiến trúc có khả năng chịu lực và chịu lửa không ít hơn 60 phút.
- Cửa thoát hiểm luôn trong trạng thái đóng và được thiết kế chắc chắn với giới hạn thời gian chịu lửa không ít hơn 45 phút.
- Lối thoát hiểm cần được lắp đặt quạt gió và ống thông gió tự nhiên để khói không tụ lại quá nhiều khi có hỏa hoạn.
- Thang thoát hiểm được bố trí thông suất từ tầng mái xuống các tầng còn lại trong tòa nhà.
>>> Xem thêm: 5 sai lầm khi quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ
Yêu cầu thiết kế văn phòng cao tầng
Yêu cầu về diện tích
Tùy theo tính chất công việc, văn phòng cao tầng có thể thiết kế với các diện tích khác nhau. Tuy nhiên, yêu cầu chung là phải đảm bảo không gian hoạt động của các nhân viên. Doanh nghiệp cần cân nhắc đến mật độ bố trí nội thất phù hợp với mỗi người. Đảm bảo việc đi lại thuận tiện và không cảm thấy tù túng.
Yêu cầu về vật dụng nội thất
Khi thiết kế văn phòng cao tầng, cần mua sắm và lắp đặt nội thất văn phòng một cách hợp lý. Không nên mua sắm quá nhiều vật dụng, khiến thiết kế văn phòng không thống nhất, thiếu thẩm mỹ. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo kích thước nội thất phù hợp với không gian làm việc.
Bàn làm việc thì nên chọn loại có chiều cao từ 520mm trở lên phù hợp vóc dáng của đa số người Việt. Ghế thì có nhiều sự lựa chọn cả về thiết kế, màu sắc lẫn chất liệu. Tùy vào chức vụ và đối tượng mà chọn loại ghế phù hợp.
Còn tủ tài liệu thì nên chọn loại có kích thước phù hợp với phòng làm việc. Nếu căn phòng ngủ thì chỉ cần chọn loại tủ cao dài và hẹp ngang, còn nếu diện tích lớn thì tủ tài liệu lớn sẽ là lựa chọn hợp lý.
Phải làm sao để vừa đảm bảo nhu cầu không gian lưu trữ tài liệu, vừa đáp ứng được những yêu cầu về tính thẩm mỹ của phòng làm việc.
Yếu tố thẩm mỹ của thiết kế
Văn phòng cao tầng làm việc đẹp và thẩm mỹ là nơi mà nhiều nhân viên mơ ước được đặt chân đến. Việc thiết kế văn phòng đẹp sẽ tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Đồng thời, thiết kế văn phòng mang đậm dấu ấn thương hiệu sẽ là cách doanh nghiệp truyền thông khéo léo đến với khách hàng và đối tác.
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn ánh sáng trong thiết kế văn phòng
Kết luận
Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng cao tầng. Bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế này, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo động lực cho nhân viên phát triển và làm việc hiệu quả hơn. Theo dõi Sabay để cập nhật các tin tức hữu ích!
Địa chỉ: SABAY BUILDING
Hotline: 0931791122
Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM