Quy định mới nhất về tạm ứng tiền lương cho nhân viên

Với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh và pháp luật lao động, việc nắm bắt và hiểu rõ những quy định mới nhất về tạm ứng tiền lương là chìa khóa để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quản lý nhân sự. Cùng Sabay tìm hiểu chi tiết tạm ứng lương là gì và những quy định mới nhất về ứng lương cho nhân viên qua những chia sẻ sau.

Tạm ứng lương là gì?

Theo Điều 90 của Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Tạm ứng lương là gì? 
Tạm ứng lương là gì?

Tạm ứng lương, hay còn được gọi là ứng lương, là quá trình mà người lao động nhận trước một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước thời hạn được thanh toán. Hình thức này ra đời nhằm hỗ trợ nhân viên trong những tình huống khẩn cấp, giúp họ đối phó với các khó khăn về mặt tài chính (như bệnh tật, tai nạn, …) trước khi nhận được khoản lương định kỳ.

Ứng lương cũng là một biện pháp phúc lợi mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để động viên và tăng cường năng suất làm việc cho nhân viên. Tuy nhiên, việc sử dụng ứng lương không nên được thực hiện quá thường xuyên do có nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc quản lý vốn và dòng tiền của tổ chức.

Đồng thời, việc tạm ứng tiền lương cũng cần tuân thủ các thỏa thuận giữa các bên và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty [cập nhật 2024]

Khi nào nhân viên được tạm ứng tiền lương?

Theo quy định tại Khoản 01, Điều 101 Luật lao động năm 2019, người lao động (NLD) được phép ứng trước tiền lương trong những trường hợp sau đây:

  • Người lao động và doanh nghiệp đã thỏa thuận về việc tạm ứng lương.
  • Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân trong thời gian từ 01 tuần trở lên.
  • Người lao động nghỉ hằng năm mà chưa đến thời hạn thanh toán lương.
  • Người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc theo khoán trong trường hợp công việc kéo dài trong nhiều tháng.
  • Người lao động tạm thời bị đình chỉ công việc.
Khi nào nhân viên được tạm ứng tiền lương?
Khi nào nhân viên được tạm ứng tiền lương?

Mức tiền tạm ứng lương và thời gian ứng lương tối đa đều phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, quy định cụ thể là không được vượt quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Đáng lưu ý, người sử dụng lao động không được phép tính lãi trên khoản tiền lương mà NLD tạm ứng theo thỏa thuận. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quy trình tạm ứng lương, giữ cho quyền lợi của người lao động được bảo vệ.

Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Đối với vấn đề tạm ứng lương cho nhân viên, Luật lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

  • Người lao động được quyền tạm ứng tiền lương theo điều kiện thỏa thuận giữa họ và người sử dụng lao động mà không bị tính lãi (quy định tại Khoản 01, Điều 101 Bộ Luật lao động 2019).
  • Người sử dụng lao động phải hỗ trợ người lao động tạm ứng tiền lương. Tuy nhiên, có trường hợp người lao động yêu cầu tạm ứng tiền lương nhưng không nhận được sự đồng ý từ phía người sử dụng lao động. Trong trường hợp này, người lao động cần xem xét lại về yêu cầu tạm ứng lương của mình.
  • Theo quy định tại Khoản 02, Điều 101 Bộ Luật lao động 2019, người sử dụng lao động phải hỗ trợ người lao động ứng trước tiền lương tương ứng với số ngày họ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân trong thời gian từ 01 tuần trở lên và tối đa không quá 01 tháng tiền lương (như trong hợp đồng lao động). Sau đó, người lao động phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã tạm ứng.
  • Trong trường hợp người lao động nhập ngũ, họ sẽ không được phép tạm ứng tiền lương.
  • Khi nghỉ phép hằng năm, người lao động được phép tạm ứng một khoản tiền lương tối thiểu bằng tiền lương của những ngày nghỉ tiếp theo theo quy định tại Khoản 03, Điều 101 Bộ Luật lao động năm 2019.
  • Người lao động được phép tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc nếu công việc đó diễn ra trong nhiều tháng. Mức lương tạm ứng hằng tháng được tính theo khối lượng công việc người lao động đã làm trong tháng theo quy định tại Khoản 03, Điều 97 Bộ Luật lao động 2019.
Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên
Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Cách thức đăng ký ứng lương

Cách tính số tiền lương tạm ứng

Để tính toán chính xác số tiền lương có thể tạm ứng, trước tiên, người lao động cần xem xét các yếu tố sau:

  • Mức lương cơ bản.
  • Số ngày công đi làm trong tháng.
  • Tỷ lệ lương tạm ứng theo quy định của doanh nghiệp.
  • Mức lương tạm ứng tối đa theo quy định của pháp luật.

Do đó, người lao động có thể tính toán số tiền lương tạm ứng theo công thức sau:

Số tiền lương tạm ứng = Mức lương cơ bản x Số ngày công đi làm trong tháng x Tỷ lệ lương tạm ứng theo quy định của doanh nghiệp

Ví dụ: Nhân viên A có mức lương cơ bản là 10.000.000 VNĐ, đi làm 26 ngày công trong tháng và quy định của công ty cho phép A tạm ứng ¾ tiền lương. Vậy số tiền lương A có thể ứng trước sẽ là:

Số tiền lương tạm ứng = 10.000.000 VNĐ x 26 x ¾ = 19.500.000 VNĐ

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý rằng số tiền lương tạm ứng không được phép vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật. Trong Bộ Luật lao động năm 2019, số tiền lương tạm ứng sẽ không được phép cao hơn 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng đã ký kết ban đầu. Nếu lương tạm ứng vượt quá mức quy định này, người lao động sẽ phải trả lại cho doanh nghiệp phần chênh lệch.

Tiếp theo ví dụ trên, nhân viên A có mức thu nhập theo hợp đồng lao động là 15.000.000 VNĐ/tháng. Do đó, người này chỉ được quyền tạm ứng số tiền lương là:

Số tiền lương tạm ứng tối đa = MIN(19500000; 15000000) = 15.000.000 VNĐ

Do đó, nhân viên A sẽ phải trả lại cho công ty số tiền chênh lệch là:

Số tiền chênh lệch = 19.500.000 VNĐ – 17.000.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ

Cách thức đăng ký ứng lương
Cách thức đăng ký ứng lương

Cách đăng ký ứng lương

Các bước để đăng ký tạm ứng lương có thể được mô tả như sau:

Bước 1: Điền mẫu đơn xin tạm ứng lương

Bạn có thể tham khảo và tải về mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương file Word [Tại đây]. Bạn cần cung cấp thông tin cá nhân, số tiền cần ứng, lý do ứng, ngày dự kiến nhận lương và xin phép người có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2: Nộp đơn và xin phê duyệt

Nộp đơn lên trưởng phòng hoặc giám đốc để xin phê duyệt. Bạn cần chờ đợi phản hồi từ người có thẩm quyền và tuân thủ các quy định của công ty về tạm ứng lương.

Bước 3: Nhận tiền tạm ứng và lưu chứng từ

Sau khi đơn được phê duyệt, bạn có thể nhận tiền tạm ứng từ kế toán hoặc ngân hàng. Đừng quên ký phiếu chi và giữ lại bản sao để làm bằng chứng. Lưu ý rằng số tiền tạm ứng sẽ được trừ vào tiền lương của tháng kế tiếp.

Một số câu hỏi liên quan

Không ứng lương cho nhân viên có bị phạt không?

Mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân

Theo quy định tại Khoản 02, Điều 17 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi không tạm ứng lương hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động (đang trong thời gian bị tạm đình chỉ) có thể sẽ bị phạt như sau:

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ: Vi phạm từ 01 đến 10 người lao động.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ: Vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ: Vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.
  4. Phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ đến 40.000.000 VNĐ: Vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.
  5. Phạt tiền từ 40.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Mức phạt đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với người sử dụng lao động là tổ chức (bao gồm doanh nghiệp và các đơn vị khác) có hành vi không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ, mức phạt sẽ là gấp đôi so với mức phạt tương ứng của cá nhân.

>>> Xem thêm: Văn phòng chia sẻ là gì? 5 tiêu chí lựa chọn văn phòng chia sẻ

Kết luận

Việc tuân thủ quy định mới nhất về tạm ứng tiền lương là cực kỳ quan trọng cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của nhân viên và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhân sự trong tổ chức. Đồng thời, việc thực hiện chính sách này cũng góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tạo môi trường làm việc tích cực và đáng tin cậy.

Theo dõi Sabay để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích khác bạn nha!


SABAY – VĂN PHÒNG SÂN BAY

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (5 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP

    văn phòng không đồng