Thoái vốn là gì? Làm gì khi doanh nghiệp bị thoái vốn?

Thoái vốn là một trong những thuật ngữ khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là một trong những hiện tượng hết sức bình thường trong kinh doanh. Thoái vốn không hẳn là một hiện tượng tiêu cực cho doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn không ít người hoang mang khi tình trạng này xảy ra. Thoái vốn là gì? Làm gì khi doanh nghiệp bị thoái vốn? Cùng Sabay tìm hiểu nhé!

Thoái vốn là gì?

Thoái vốn (Divestment) là hoạt động giảm một hay một số tài sản của doanh nghiệp để phục vụ cho các mục đích khác của doanh nghiệp. Trong đầu tư kinh doanh, thoái vốn là một hình thức khá phổ biến. Đây có thể được xem là một chiến lược cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là hệ quả của áp lực xã hội hay do nghị sự chính sự.

Hoạt động thoái vốn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể, doanh nghiệp sẽ có những phương án giải quyết phù hợp.

Dù là một hiện tượng kinh tế hết sức bình thường trong kinh doanh. Nhưng không thể phủ nhận những hệ quả mà chúng mang lại cho doanh nghiệp chủ quản. Tuy nhiên, thoái hóa vốn cũng là một trong những cơ hội để doanh nghiệp thay máu và phát triển hiệu quá trong tương lai.

Ngoài cổ phiếu, doannh nghiệp có thể thoái vốn bằng nhiều tài sản khác như:

  • Công ty con
  • Thiết bị công ty
  • Bộ phận kinh doanh
  • Bất động sản hoặc tài sản thương mại

Những tài sản trên sau khi được thoái vốn, bán bớt sẽ thu lại một khoản tiền. Khoản tiền này sẽ đưa trở về doanh nghiệp để đầu tư cho những dự án khác.

>>> Xem thêm: Phương pháp đo lường hiệu suất làm việc OKRs

Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị thoái vốn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp quyết định thoái vốn. Một số các nguyên nhân cụ thể và thường xuyên xảy ra có thể kể đến như:

  • Do định hướng của doanh nghiệp: doanh nghiệp thoái vốn một cách chủ động để tập trung vào các hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty. Bằng cách loại bỏ các lĩnh vực không mang lại hiệu quả, không cần thiết, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn tài nguyên đó để phát triển các mảng kinh doanh khác.
  • Giúp doanh nghiệp tạo được một nguồn vốn nhất định thông qua việc bán cổ phần, tài sản,…Khi có nhu cầu về mặt tiền vốn để đầu tư, doanh nghiệp sẵn sàng bán đi một đơn vị kinh doanh không hiệu quả của mình để lấy tiền đó phục vụ cho các chiến lược kinh doanh khác.
  • Khi hoạt động kinh doanh một sản phẩm/ nhánh sản phẩm không phù hợp, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thoái vốn để đảm bảo lợi ích cho mình.
  • Khi tổng giá trị thanh lý tài sản cá nhân của một công ty lớn hơn giá trị thị trường của tài sản kết hợp của công ty, công ty sẽ bán bớt những gì có giá trị hơn khi thanh lí so với khi được giữ lại.
  • Thoái vốn do chịu áp lực từ xã hội, chính trị hay từ cổ đông doanh nghiệp.
  • Đôi khi, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp gặp các khó khăn về tài chính. Thay vì tuyên bố phá sản hoặc đóng cửa, doanh nghiệp có thể bán đi một bộ phận đơn vị kinh doanh để tối ưu hơn.
  • Ngoài những lý do nội tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có nguy cơ thoái vốn bởi những yêu cầu từ bên ngoài: đó có thể là lệnh của tòa án yêu cầu bán một phần doanh nghiệp để cải thiện sự cạnh tranh trên thị trường,…
Đôi khi, doanh nghiệp bắt buộc phải thoái vốn vì những mục tiêu lớn hơn
         Đôi khi, doanh nghiệp bắt buộc phải thoái vốn vì những mục tiêu lớn hơn

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

Các hình thức thoái vốn

Hiện nay, trên thị trường có những hình thức thoái vốn như:

Cac Hinh Thuc Thoai Von
Các hình thức thoái vốn

Spin off (chia tách)

Thoái vốn theo hình thức chia tách là cách thức dành cho các giao dịch không dùng tiền mặt. Những giao dịch này thường được miễn thuế trong quá trình hoạt động.

Hình thức thoái vốn chia tách có thể được hiểu rằng, đây là việc một công ty con tách ra khỏi công ty mẹ và thành một công ty hoạt động độc lập, có thể phát hành cổ phiếu mới.

Bán cổ phần khơi mào

Bán cổ phần khơi màu hay còn gọi là chuyển nhượng đầu tiên là hình thức công ty mẹ bán một tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty con lên các sàn giao dịch chứng khoán. Đây cũng được coi là một hình thức giao dịch miễn phí và mua bán cổ phiếu công khai bằng tiền mặt.

Khi công ty mẹ sở hữu cổ phần và chi phối công ty con, hình thức này sẽ giúp công ty con nhận được sự quan tâm từ công ty mẹ và các nhà đầu tư bằng cách bán khơi màu một số lượng cổ phiếu ra thị trường. Nhờ đó, giá cổ phiếu có thể tăng lên trong khoảng thời gian ngắn.

Bán tài sản trực tiếp

Với hình thức bán tài sản trực tiếp, công ty mẹ sẽ bán đi một số tài sản như bất động sản, các thiết bị máy móc hoặc là bán công ty con cho một bên khác.

Công ty mẹ sẽ phải chịu thuế nếu như bán tài sản có lãi. Các hoạt động mua bán tài sản thường giao dịch bằng tiền mặt.

Làm gì khi doanh nghiệp bị thoái vốn?

Thoái vốn là một hiện tượng kinh tế rất bình thường của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng vẫn mang đến cho doanh nghiệp không ít khó khăn và ảnh hửng tiêu cực trong nội bộ. Để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực, doanh nghiệp cần thực hiện những điều sau đây:

Công bố thông tin một cách kịp thời

Khi thoái vốn xảy ra, nội bộ doanh nghiệp dễ dẫn đến sự ảnh hưởng nhất định. Việc đầu tiên mà chủ doanh nghiệp cần thực hiện chính là chọn cách công bố thông tin một cách kịp thời đến cho toàn thể nhân viên. Đồng thời, tìm ra phương hướng giải quyết và ổn định, khích lệ tinh thần của các nhân viên.

Chủ động tìm hiểu

Thoái vốn là một hiện tượng xảy ra khá thường xuyên trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Đứng trước tình hình này, các chủ doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái vốn và đưa ra những hướng khắc phục kịp thời. Tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tìm đối tác mới

Nếu cổ động của công ty thực hiện thoái vốn bằng hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp cho đối tác khác, doanh nghiệp sẽ có thuận lợi là không phải tìm đối tác khác thay thể.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu rõ về đối tác mới để lập kế hoạch hợp tác sao cho phù hợp trong tương lai.

Lập kế hoạch phân phối lại vốn

Khi xảy ra tình trạng thoái vốn, doanh nghiệp cần lên kế hoạch phân phối lại nguồn vốn hiện có trong công ty. Việc chủ động đề ra kế hoạch chiến lược cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch hiệu quả trong việc tăng vốn hay đầu tư.

Tập trung quản lý kinh doanh

Khi thoái vốn xảy ra, doanh nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi để giữ cho hoạt động kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó, thoái vốn còn tạo điều kiện để doanh nghiệp thu hút thêm nhà đầu tư mới, bù đắp cho chỗ trống của công ty.

Theo quy định tại Điểm H Khoản 1 tại điều 109 của bộ Luật doanh nghiệp 2014, công ty cần phải công bố trên trang thông tin điện tư và các ấn phẩm (nếu có), niêm yết công khai tại trụ sở chính và các chi nhánh kinh doanh của công ty về những thông tin bất thường trong vòng 36 giờ, tính từ khi có quyết định thoái vốn đầu tư tại những công ty khác.

Việc công bố thông tin một cách chính các và kịp thời nhằm mục đích đảm bảo cho sự vận hành của doanh nghiệp cũng như trấn an tinh thần cho nhân viên và các đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin thoái vốn kịp thời sẽ giảm thiểu được những lo ngại vốn co về việc thoái vốn đối với doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Những việc cần làm sau khi thành lập ng ty

Kết luận

Với những thông tin trên, hy vọng quý đọc giả sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về thoái vốn trong doanh nghiệp. Theo dõi Sabay để cập nhật những tin tức hữu ích!


SABAY BUILDING

Hotline: 093 179 1122

Trụ sở: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM

5/5 - (100 bình chọn)

về SABAY GROUP

99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0931791122

Form liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất đến quý khách

    Tại SABAY, chúng tôi cùng mang trong mình KHÁT VỌNG được PHỤNG SỰ cộng đồng, THÀNH CÔNG của khách hàng chính là HẠNH PHÚC của SABAY. VINH QUANG đích thực là khi chúng ta THÀNH CÔNG cùng nhau.

    FANPAGE

    MAP